Tóm tắt Phương pháp Sóng phát xạ (Acoustic Emission) đã được áp dụng để xác

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 26)

Phương pháp Sóng phát xạ (Acoustic Emission) đã được áp dụng để xác định một số dạng phá hoại điển hình trong kết cấu bê tông. Đề cập đến trong RILEM TC 212-ACD, kĩ thuật xác định dạng phá hoại của bê tông gây ra do ứng suất kéo hay ứng suất cắt được đặt tên là “phương pháp RA”, tuy nhiên phương pháp này chưa định lượng tỷ lệ phần trăm các ứng suất nói trên. Đó là hạn chế của phương pháp RA, vốn được dựa theo thí nghiệm uốn dầm bê tông đơn giản chịu hai tải trọng tập trung và thí nghiệm cắt trực tiếp mẫu bê tông. Trong bài báo này, nhằm mục đích củng cố kĩ thuật phân loại phá hoại, các tác giả đã tiến hành thí nghiệm kéo mẫu bê tông để xác định các thông số của sóng và dạng sóng cũng như ảnh hưởng của sự không đồng nhất của vật liệu đến đường truyền sóng phát xạ. Sau khi lọc bỏ các tín hiệu không phù hợp, phương pháp RA được áp dụng và tỷ lệ các dạng ứng suất (Mode I và Mode II) cũng đã được xác định. Trong biểu đồ RA - AF phân loại ứng suất, các điểm trên biểu đồ được xác định từ hai nguồn khác nhau: từ các tín hiệu còn lại sau khi hoàn tất quá trình loại bỏ tín hiệu liên quan tiếng ồn, và từ việc xác định giá trị trung bình liên tiếp của 50 tín hiệu. Kết quả cho thấy phá hoại gây ra do hầu hết là ứng suất kéo. Tuy nhiên, việc phân tích sâu hơn về tín hiệu (thông số của sóng, dạng sóng, tương quan giữa các dạng sóng) cho thấy, các tín hiệu có chung một nguồn gốc phát xạ (event) nhưng các thông số này có giá trị khác nhau, do vậy phương pháp này cần thảo luận thêm. Abstract

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 26)