Biện pháp công nghệ thi công ván khuôn bay đổ tại chỗ cột, dầm, vách

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 138 - 139)

- Điểu chỉnh chiến lược, kế hoạch, biện pháp

4. Biện pháp công nghệ thi công ván khuôn bay đổ tại chỗ cột, dầm, vách

khuôn bay đổ tại chỗ cột, dầm, vách và sàn

VK bay là một loại VK sàn được chế tạo, gia công và lắp dựng ở trình độ cao. Công nghệ thi công VK bay là một loại công nghệ thi công mà hệ thống VK sàn gồm một hoặc hai mảng, VK tổ hợp cho một gian KC tiến hành lắp đặt, tháo dỡ, vận chuyển tổng thể [4].

Có hai loại VK bay: Dạng chống (dùng tương đối rộng rãi) và dạng treo. Tải trọng thi công của sàn tầng trên mà mặt VK tiếp xúc được truyền tới sàn tầng dưới, thông qua hệ thống chống đỡ của chính bản thân nó. Trình tự thi công, đặc điểm và các điều chú ý của công nghệ thi công như sau:

4.1. Trình tự thi công: Trên sơ đồ

4.2. Đặc điểm công nghệ thi công ván khuôn bay:

Cấu tạo của VK bay tương đối linh hoạt, mặt VK có thể dùng tấm thép định hình, tấm gỗ nhiều lớp, tấm chất dẻo ép. Hệ thống chống đỡ có thể dùng ống thép có khoá, giá đỡ nhiều công năng bằng hợp kim nhôm.

VK bay dùng phương pháp (PP) lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển tổng thể, nên năng suất lao động cao, tốc độ thi công nhanh, giảm nhiều thao tác LD và cải thiện điều kiện lắp dựng, giảm hao phí linh kiện cho tháo dỡ, lắp rời của VK.

Trong quá trình thi công không chiếm nhiều mặt trận công tác, có lợi cho việc quản lý thi công tại hiện trường. Nếu xử lý phẳng bề mặt VK thì sau khi tháo VK, mặt đáy sàn bằng phẳng nên không cần trát vữa.

4.3. Những điểm chủ yếu và những điều chú ý trong công nghệ thi công ván khuôn bay:

a) Các điều chú ý khi lắp đặt, tháo dỡ ván khuôn bay: - Lúc nâng, hạ VK cần nhiều người cùng xoay, thao tác thiết bị điều chỉnh, tránh lên xuống không đều làm biến dạng VK. Khi nâng VK, điều chỉnh đồng bộ các chân vít ở 4 góc, sau đó đến các chân vít giữa để tránh VK bị xoắn.

- Khi VK bay chịu tải của BT đổ, các chi tiết của VK bay do chịu nén và chuyển vị của các điểm nút mà sinh ra lún. Vì vậy mặt VK bay sau khi nâng VK phải cao hơn cao độ thiết kế 3-5mm.

- Khi hạ VK: hạ các chân chống giữa trước, sau đó hạ chân chống bốn góc để mặt VK tách rời khỏi BT. Nếu mặt VK chưa tách rời khỏi BT, nên hạ 2-3cm, sau rung động một

Hình 1. Trình tự thi công cột, dầm, sàn lắp dựng ván khuôn một lần và đổ bê tông một lần

Hình 2. Trình tự thi công cột, dầm, sàn lắp dựng ván khuôn một lần và đổ bê tông hai lần

Hình 3. Trình tự thi công ván khuôn tách rời cột, vách với ván khuôn dầm sàn

chút, mặt VK sẽ tách rời khỏi mặt BT. b) Các điều chú ý khi cẩu chuyển ván khuôn bay:

Có ba PP dùng cẩu tháp chuyển ra: - Một là PP chuyển nghiêng cáp trước, cáp sau không bằng nhau, khi đẩy được 1/3 VK bay ra thì móc cáp vào đầu trước VK, tiếp tục đẩy cáp treo ra 2/3, móc cáp vào điểm treo đầu sau của VK, sau đó chuyển toàn bộ VK bay rời khỏi công trình. Lúc rời khỏi công trình VK bị chao đảo mạnh, cạnh của VK dễ đập vào cạnh sàn. PP này thao tác đơn giản, nhưng an toàn không cao.

- Hai là PP điều chỉnh cáp đưa ngang ra: nghĩa là cáp cẩu sau khi nối với ròng rọc kéo tay, khi đẩy VK bay ra ngoài 1/3, cáp ngắn của cẩu tháp móc vào điểm treo đầu trước của VK bay đồng thời nhích móc cẩu để trọng lượng đầu trước VK bay do cẩu tháp cẩu giữ. VK bay ở trạng thái ngang bằng, tiếp tục đẩy ngang VK bay ra ngoài. VK bay rời công trình ổn định.

- Ba là PP chuyển nghiêng ra (cáp trước và cáp sau bằng nhau): Khi đẩy VK bay ra ngoài 1/3, điểm cẩu trước của VK bay móc vào cáp trước của cẩu tháp, sau đó với sự phối hợp của cẩu tháp tiếp tục đẩy ra 2/3 đến lúc thấy điểm treo thì dừng, móc đầu trước của VK vào móc giữ cẩu tháp, từ từ hạ cáp trước để đầu VK nghiêng về phía trước và phần sau vồng lên đội chặt vào đáy sàn. Lúc này móc ngay cáp sau, móc cáp của cẩu tháp nhích lên trên, làm cho VK bay ở trạng thái thăng bằng, trọng lượng VK bay do bốn sợi cáp treo chịu đều. [4]

Lưu ý: Cả ba PP chuyển VK bay trên, trong suốt quá trình dịch chuyển VK từ bắt đầu đẩy ra đến lúc kết thúc đều phải dùng dây neo giữ (thường dùng cáp ni lông) buộc chắc phần khung đoạn sau của VK vào cột của KC công trình. Cùng với việc đẩy chuyển VK ra ngoài, đặc biệt là khi đẩy ra 2/3, từ từ nới cáp để tránh trượt VK bay ra, gây ra sự cố. [10]

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 138 - 139)