Hiện trạng ngập úng trong các đô thị

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 141 - 142)

- Điểu chỉnh chiến lược, kế hoạch, biện pháp

2. Hiện trạng ngập úng trong các đô thị

Thực tế phát triển hiện nay cho thấy đô thị càng phát triển, quy mô càng lớn thì mức độ ngập càng nặng. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và một số thành phố khác là những ví dụ điển hình. Nói cách khác mức độ ngập úng đô thị tăng theo tiến trình phát triển của đô thị. Điều gì đã xẩy ra vậy ?, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên ? giải pháp nào để giải quyết vấn đề ?. Câu trả lời có lẽ không đơn giản bởi nó là xâu chuỗi các nguyên nhân và hậu quả mà ta cần nhìn nhận thấu đáo những bất cập của quá trình phát triển. Có rất nhiều nghiên cứu, nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tể đề câp tới vấn đề này, nhưng một giải pháp tổng thể hầu như vẫn ở mức “ nghiên cứu”. Các mô hình và giải pháp đề xuất cũng chỉ giới hạn ở mức độ nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Trong số các đề xuất đó có việc sử dụng hồ điều hòa để điều tiết nước mưa chống ngập úng cục bộ cho đô thị. Vai trò của hồ đô thị không những chỉ được đề cập ở khía cạnh thoát nước chống ngập úng mà còn nhân tố cải tạo môi trường tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị.

Đô thị hóa có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt và những tổn thương nặng nề đối với hoạt động kinh tế-xã hội và cơ sở hạ tầng tại những khu vực cụ thể. Nguy cơ lũ lụt chủ yếu gây ra bởi những thay đổi về khí tượng, thủy văn, sử dụng đất và tiến trình đô thị hóa. Một lượng lớn các nghiên cứu trong hai mươi năm qua đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các khu vực đô thị và vi khí hậu địa phương. Các hiệu ứng “Đảo nhiệt đô thị” (UHI) hiện nay cũng đã xuất hiện, trong đó khu vực đô thị có nhiệt độ cao hơn các khu vực xung quanh. Trong nhiều trường hợp, UHI có thể làm tăng lượng mưa trong vùng lân cận của đối tượng nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng lượng mưa cục bộ theo hướng gió của khu vực đô thị, khoảng 25%.

Theo báo cáo, thì năm 2014, nội thành Hà Nội vẫn xuất hiện hơn 20 điểm úng ngập nặng như ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu, ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh; phố Quán Thánh, Ngọc Khánh, Đội Cấn, ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du, phố Khâm Thiên, Nguyễn Khuyến.... Tại các quận nội thành Hà Nội, hiện nay còn tồn tại 25 điểm ngập với trận mưa 50-100mm, với các trận mưa dưới 50mm, một số điểm trũng hoặc hoặc mạng lưới cống thoát nước chưa được cải tạo vẫn còn bị úng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh – Theo Báo cáo của UBND TP.HCM năm 2014 trên địa bàn TP còn 31 điểm ngập nước, với tổng số 284 lần ngập/năm, thời gian ngập trung bình 59 phút/lần.Trên thực tế, tình trạng ngập ở khu vực nội thành TP HCM đã bắt đầu giảm dần từ 2007 về số vị trí ngập, số lần ngập cũng như thời gian kéo dài nhờ vào những nỗ lực đầu tư của TP HCM trong suốt thập niên vừa qua. Số vị trí ngập hiện tại, kể cả phát sinh mới chỉ vào khoảng 40, tức là đã giảm được hơn 50%.

Dương Vương, đoạn từ Tân Hòa Đông đến Bà Hom; đường Hậu Giang và Tháp Mười, đoạn từ Tháp Mười đến Bình Tiên; đường Phan Anh, đoạn từ Tân Hòa Đông đến rạch Bàu Trâu; đường Lãnh Binh Thăng, đoạn từ Tuệ Tĩnh đến Lò Siêu; đường Ung Văn Khiêm, đoạn từ Đài liệt sĩ đến đường D2; đường Vũ Tùng, đoạn từ Bùi Hữu Nghĩa đến Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện; QL1A, …

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 141 - 142)