Vai trò điều tiết của hồ trong việc thoát nước và chống ngập úng đô thị

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 142 - 144)

- Điểu chỉnh chiến lược, kế hoạch, biện pháp

4. Vai trò điều tiết của hồ trong việc thoát nước và chống ngập úng đô thị

chống ngập úng đô thị

Từ những phân tích trên, cho ta thấy nguyên nhân chủ yếu gây ngập úng đô thị là do mưa và những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Để đối phó với ngập úng hiện nay không thể không tính đến vai trò điều tiết của hồ đô thị

trong hệ thống thoát nước của thành phố.

Ngày nay với nhiều phương pháp tính toán khoa học và hiện đại chúng ta có thể xác định được khả năng điều tiết của hồ nước trong từng khu vực cụ thể và trong từng bối cảnh cụ thể của hệ thống thoát nước đô thị. (Tuy nhiên để bảo vệ hồ không bị lấn chiếm, quản lý vận hành hiệu quả hoạt động của các hồ điều tiết (điều hòa) là một bài toán phức tạp, nan giải mà các đô thị đang phải đối mặt – Tác giả xin đề câp tới vấn đề này trong một bài báo khác).

Theo tính toán của tổ chức JICA cho thành phố Hồ Chí Minh thì nếu cường độ mưa I=272 (l/s/ha), tính sơ bộ, lưu lượng cần tiêu cho diện tích 58 853 ha trong thời gian 180 phút khoảng 60 triệu m3. Trong khi đó khả năng trữ tối đa của

Hình 1. Một góc hồ Trúc Bạch, Hà Nội

Hình 3. Hình ảnh hồ Hạ Đình (Hà Nội) đang được xây dựng, cải tạo

Hình 2. Cảnh ngập úng tại ngã ba Phạm Hùng – Nguyễn Hoàng, TP. Hà Nội

các hồ điều hòa khoảng 20 triệu m3 (không tính hồ vùng đất nông nghiệp). Vì vậy, các hồ điều hòa đề xuất phải kết hợp với giải pháp kỹ thuật bơm tiêu.

Tùy theo chức năng, vị trí xây dựng, kết cấu hồ điều hòa có thể có 1 hoặc cả 3 loại:

- Cống điều tiết (cửa van một chiều). - Trạm bơm.

- Đê bao (kết hợp đường giao thông, cây xanh xung quanh hồ).

Đề xuất vị trí xây dựng hồ điều hòa. Các tiêu chí lựa chọn vị trí hồ điều hòa:

- Có cao độ địa hình phù hợp để nước mưa chảy tới hồ với lưu lượng lớn nhất.

- Dòng chảy thu được từ các tuyến cống cấp 2, kênh rạch chảy tới hồ có thời gian ngắn nhất.

- Dòng chảy vào và ra hồ là hợp lý nhất. - Ít phải di dời, phù hợp qui hoạch sử dụng đất.

- Kết hợp công trình xung quanh cải thiện tự nhiên, tạo cảnh quan môi trường sinh thái.

Hiệu quả chung của việc xây dựng các hồ điều hòa sẽ góp phần giải quyết vấn đề thực trạng tiêu thoát nước thành phố như tăng khả năng thoát nước trọng lực, giảm qui mô trạm bơm tiêu, giảm khối lượng san lấp nền, giảm sự ô nhiễm môi trường, bồi lắng kênh rạch và cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Tuy nhiên, do mật độ dân cư phân bố hiện nay khá dày đặc nên việc bố trí xây dựng các hồ điều

Hình 4. Sơ đồ phần vùng thoát nước của Thủ đô Hà

Nội Hình 5. Sơ đồ hệ thống sông và hồ điều hòa khu vực Hà Nội

Bảng 1. Phân vùng và hình thức tiêu thoát nước

TT Vùng tiêu Diện tích tiêu (ha) Lưu vực thoát nước Sông tiếp nhận

Cần Tiêu Động Lực Tự chảy

1. Tả Đáy 47.350 47.350 0.000 Sông Tô Lịch, Đông Mỹ, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Phú Xuyên và các thị trấn

Hồng, Nhuệ Đấy

2. Hữu Đáy 31.310 18.644 12.666 Sơn Tây, Hòa Lạc, Quốc Oai, Xuân Mai, Chúc Sơn, Phúc Thọ và các thị trấn

Tích, Bùi, Đáy

3. Bắc Hà Nội 46.740 25.728 21.012 Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn Đuống, Cầu Bây, Bắc H.Hải, Cà Lồ, Ngũ H. Khê, Hồng

(Nguồn: Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050)

Bảng 2. Dự kiến dung tích hồ điều hòa và công suất bơm cưỡng bức của từng vùng tiêu thoát nước mưa

TT Tên vùng Diện tích (ha) Hồ điều hòa (ha) Công suất bơm yêu cầu (m3/s) Nguồn xả

1 Vùng Tả Đáy 47.350 2.330 811,50 Sông Hồng, Nhuệ, Đáy

2 Vùng Hữu đáy 31.310 1.880 101,30 Sông Tích, Bùi, Đáy

3 Vùng Bắc Hà Nội 46.740 1.195 402,20 Sông Hồng, Đuống, Cầu Bây, Bắc Hưng Hải, Cà Lồ,

hòa rất khó khăn và qui hoạch các đô thị mới chưa chú trọng dành quĩ đất xây dựng hồ mặc dù diện tích mặt nước không đảm bảo cho tiêu thoát.

Có thể lấy ví dụ đối với thành phố Hà Nội như sau: Theo Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725/2013/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2013 thì Thủ đô Hà Nội bao gồm 03 vùng tiêu thoát nước chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội.

Cũng theo Quy hoạch này thì đối với khu vực đô thị, cải tạo, xây dựng mới hệ thống mạng lưới cống, kênh, sông và các trạm bơm thoát nước, các công trình thấm, trữ và chứa nước mưa; Cải tạo, bảo tồn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường các hồ hiện có, phát huy chức năng tổng hợp của các hồ điều hòa, hồ cảnh quan.

Khu vực đô thị cũ, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống thoát nước chung để thoát nước mưa, kết hợp giải pháp xây dựng mới các công trình thu gom và truyền dẫn nước thải về nhà máy xử lý.

Khu vực đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước riêng đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị bao gồm mạng lưới thoát nước mưa, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm và các công trình thoát nước tại chỗ (thấm, trữ nước mưa...). Nước mưa được thoát ra sông, kênh, hồ; tiến tới xử lý ô nhiễm do nước mưa trong tương lai.

5. Kết luận

Ngập úng đô thị đạng là tình trạng phố biến trong các đô thị hiện nay của Việt Nam. Giải pháp xây dựng hồ điều tiết tạo lập không gian mặt nước trong đô thị là giải pháp được cho là có hiệu quả và mang tính khả thi cao trong chống ngập úng, thoát nước cho đô thị. Ngoài ra, hồ còn có vai trò trong việc cải tạo điều kiện vi khí hậu, bảo vệ môi trường và tạo vẻ đẹp cảnh quan đô thị. Với những vai trò to lớn như vậy, hồ đô thị cần được quy hoạch, xây dựng cùng với các chính sách bảo vệ, quản lý, vận hành một cách khoa học và hiệu quả./.

Tài liệu tham khảo

1. Ngân hàng thế giới (2012) Cẩm nang “Thành phố và ngập lụt: Hướng dẫn về quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21”, Hà Nội.

2. Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

3. Quyết định số 725/2013/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2008). Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3/2008.

5. Cổng thông tin điện tử của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:

- https://www.thudo.gov.vn/ - https://www.hochiminhcity.gov.vn/

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí tại đây (Trang 142 - 144)