Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV về quy trình PP dạy tự học và sự cần thiết của PP dạy tự học đối với việc RL KN tự học môn

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 89 - 95)

- Các biện pháp đưa ra phải tiếp cận được xu thế đổi mới PPDH hiện

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GV về quy trình PP dạy tự học và sự cần thiết của PP dạy tự học đối với việc RL KN tự học môn

Khoa học cho HS

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp: GV dạy Khoa học lớp 4, 5 cần được trang bị về quy trình dạy- tự học để họ có khả năng tổ chức bài dạy theo quy trình dạy- tự học, góp phần nâng cao hiệu quả DH theo định hướng đổi mới. Bên cạnh đó, cần chỉ cho họ thấy sự cần thiết phải RL KN tự học cho HS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp:

- Cung cấp lý luận và quy trình dạy- tự học cho GV dạy Khoa học cho HS TH:

Trong mô hình VNEN người ta coi trọng việc tổ chức cho HS hoạt động độc lậphoặc theo nhóm ( thảo luận, làm thí nghiệm, quan sát vật mẫu, phân tích bảng số liệu…) thông qua đó học sinh vừa tự lực nắm tri thức, kỹ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu và tăng cường khả năng giao tiếp. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Những dự kiến của giáo viên được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của học sinh để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo tiến trình của tiết học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi em. 2. Hình thức dạy- học Học theo mô hình VNEN, thường dùng bàn ghế cá nhân có thể bố trí thay đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí theo yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều bài học được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, tại Viện Bảo tàng hay cơ sở sản xuất - Chủ yếu học sinh được tổ chức học tập theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 em, nhóm trưởng điều hành hoạt động của các thành viên trong nhóm mình. - Hình thức hoạt động học tập linh hoạt: có thể nhóm đôi, nhóm lớn, lớp, cá nhân (Giáo viên dùng lôgô hoạt động thay cho lệnh của mình) Phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 theo mô hình VNEN - Giáo viên là người tổ chức, định hướng, điều hành quá trình hoạt động học tập của học sinh. Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo

viên theo dõi các nhóm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời khi các em gặp khó khăn. Tóm lại: Dạy học theo mô hình mới VNEN là đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy – học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người, vừa là chủ thể vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện thiết bị hiện đại, để tiềm năng của mỗi HS được phát triển tối ưu, góp phần có hiệu quả vào việc xây dựng cuộc sống có chất lượng cho cá nhân, gia đình và xã hội, đó chính là cốt lõi tinh thần nhân văn trong dạy học theo mô hình mới. Trong dạy học, vai trò chủ động tích cực của người học được phát huy nhưng vai trò của người dạy không hề bị xem nhẹ, bị hạ thấp. Trái lại, giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Định hướng cách dạy học như trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượng, hiệu quả dạy học. Quan điểm dạy học theo mô hình mới VNEN cần được quán triệt trong tất cả các khâu của quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá. Cũng cần lưu ý rằng khi vận dụng không nên máy móc và hình thức, giáo viên phải biết lựa chọn mức độ thích hợp với từng môn học, từng đối tượng học sinh, phù hợp với phương tiện thiết bị dạy học và điều kiện học tập của học sinh.

Hiện nay,trong các trường học theo mô hình VNEN, dưới sự hướng dẫn của GV, người học được đặt trước các tình huống vấn đề tự học, tự tìm ra KT, rồi trình bày, bảo vệ những gì mình đã tìm ra trước tập thể nhóm (lớp), trao đổi tranh luận đúng, sai với các bạn. Cuối cùng, căn cứ vào kết luận của GV, người học tự kiểm tra, tự đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện KT của mình thành

KT thật sự khoa học [31; 129].Mô tả trên có thể cụ thể thành sơ đồ tam giác sư phạm sau: Tri thức Tự tìm GV HS Tác nhân Chủ thể

Theo sơ đồ trên:

HS: là chủ thể, tự lực nghiên cứu tìm ra tri thức bằng hành động và suy nghĩ của chính mình, tự làm ra sản phẩm cá nhân ban đầu (cá nhân hoá).

Lớp: chính là cộng đồng lớp học, nơi diễn ra sự trao đổi, hợp tác HS- HS, HS- GV (xã hội hoá).

Tri thức: do HS tự tìm cùng sự hợp tác với các bạn và sự HD của GV.

GV : HD, định hướng, tổ chức cho HS tự mình tìm ra KT thông qua một quá trình vừa cá nhân vừa xã hội hoá việc học.

(Các tác động cơ bản của từng thành phần trong tam giác sư phạm theo chiều mũi tên)

Quy trình tự học là tổ hợp hệ thống thao tác tự học của HS dưới sự HD, định hướng, tổ chức của GV nhằm đạt mục tiêu GD, được tiến hành theo trình tự gồm 10 bước học tập cụ thể như sau:

1. Em học tập theo nhóm; 2. Em ghi đầu bài vào vở; 3. Em đọc mục tiêu bài học;

4. Em bắt đầu thực hiện hoạt động cơ bản;

5. Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thầy cô giáo; 6. Em bắt đầu hoạt động thực hành:

- Em bắt đầu bằng hoạt động cá nhân,

92 Lớp

- Em chia sẻ với bạn bên cạnh,

- Em trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi cho nhau 7. Em bắt đầu hoạt động ứng dụng;

8. Em đánh giá cùng với thầy cô giáo; 9. Em tự đánh giá vào bảng đo tiến độ;

10. Em đã hoàn thành bài học hay còn phải học lại phần nào.

- Sự cần thiết của PP dạy- tự học đối với việc RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH : Trong mô hình VNEN, Thông qua các bước học tập, tiến trình hoạt động học của mỗi cá nhân HS được diễn ra theo con đường xoắn ốc nhiều tầng từ tự học, tự tìm tòi đến tự thể hiện mình, hợp tác với bạn, hợp tác với GV; học bạn, học GV, tiến đến biết cách tự học ở trình độ cao hơn, biết tự học suốt đời. Tác động có ý nghĩa quyết định của quy trình dạy- tự học là GV giúp HS tự lực tìm ra KT bằng hành động và suy nghĩ của chính mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, điều chỉnh KT lúc đầu tìm ra thành KT khoa học, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm của mình ngày càng hợp lý, tiến bộ hơn. Qua việc tìm hiểu, giải quyêt một nội dung KT theo quy trình trên, HS đã học bằng hành động của chính mình, từ đó, HS sẽ tạo ra được:

- Một khối lượng KT tiến bộ hơn KT khi trước của mình.

- Làm quen dần với con đường từ hành động thực tế (tình huống vấn đề) đến KT khoa học và ngược lại, từ KT đến hành động sử dụng, vận dụng thực hành những gì đã học được.

- Làm quen dần với lao động cá nhân, tự học, tự nghiên cứu có sự hợp tác với các bạn và thầy, làm quen với cách nghe bạn, nghe thầy để tự đánh giá và điều chỉnh hành động của mình, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm, cách sống…

- Trải qua nhiều lần chiếm lĩnh hệ thống KT, KN môn Khoa học theo quy trình trên, HS TH không những sẽ có được hứng thú và động cơ học, phát triển được tư duy mà còn làm phong phú các mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng

xã hội lớp học, từ đó hình thành nhân cách một con người hành động trong thực tiễn, tự chủ, năng động và sáng tạo, đáp ứng được mục tiêu GD.

- Giúp GV thiết kế và tổ chức bài dạy theo PP dạy- tự học:

Trong bài học theo mô hình VNEN, các hướng dẫn dạy học đã chỉ rõ cho HS cần phải làm gì với mỗi HĐ ,như: liên hệ thực tế,đọc,quan sát ,thảo luận với bạn hay trả lời câu hỏi,làm việc cá nhân hay theo cặp hoặc theo nhóm...Vì vậy,GV tập trung vào việc giám sát ,hỗ trợ HS trong quá trình các em thực hiện nhiệm vụ và nhận xét,đánh giá kết quả học tập của HS.

Trước khi giờ học bắt đầu ,GV cần nghiên cứu để trước để biết: + Mục tiêu bài học là gì?

+ Có những HĐ cơ bản,HĐ thực hành và HĐ ứng dụng nào? + Trong bài học có HĐ với GV (HĐ cả lớp) không?

+ Có những HĐ nào là HĐ cá nhân,theo cặp hay theo nhóm?

+ Trong quá trình học,HS cần những phương tiện dạy học nào? Số lượng là bao nhiêu? Trong góc học tập của lớp đã có đủ các phương tiện đó chưa?

Các phương tiện dạy học Khoa học bao gồm : các dụng cụ thí nghiệm,các phiếu học tập,các bộ thẻ chữ/hình,các phiếu kiểm tra(cá nhân)

+ Trong quá trình học,HS cần tham khảo thêm sách tham khảo nào? Sách đó đã có trong thư viện lớp chưa?

+....

Ví dụ 1: Tổ chức dạy- tự học bài :" Nước"

- GV giới thiệu bài.

- GV không giảng giải mà hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động: đọc kỹ mục tiêu, thực hiện các hoạt động cơ bản,hoạt động thực hành và ứng dụng(Bước này chủ yếu RL KN tự hỏi và tự trả lời)

- GV tổ chức cho HS tự giải quyết vấn đề và hợp tác với bạn

- HS dựa vào logo quy định sẵn thực hiện trao đổi, thảo luận theo nhóm hay cặp đôi, mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận vào phiếu học tập.

-Trưởng ban học tập cho từng nhóm trình bày, bảo vệ cách làm của nhóm mình, nhóm khác tham gia bày tỏ ý kiến, tranh luận, bổ sung, điều chỉnh…

- GV kết luận

- HS tự đối chiếu với kết luận của thầy để tự bổ sung, sửa sai, điều chỉnh,trình bày lại bài Khoa học.

- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học:

Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía và thấm qua một số vật.Nước có thể hòa tan một số chất.

(Bước này chủ yếu RL KN ghi chép theo cách hiểu của mình, tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh).

3.3.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- GV cần đánh giá sát nhận thức, khả năng tiếp thu KT, mức độ RL các KN học tập của HS.

- GV luôn quan tâm đến nhu cầu của HS trong RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH.

- GV cần mạnh dạn phát huy nội lực tay nghề sư phạm của mình khi tổ chức bài dạy theo quy trình tự học trong mô hình VNEN để tạo cơ hội RL các KN tự học môn Khoa học cho HS TH.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 89 - 95)