Biện pháp 3: Thường xuyên kết hợp kiểm tra,đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học môn Khoa học của HS

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 99 - 102)

- Các biện pháp đưa ra phải tiếp cận được xu thế đổi mới PPDH hiện

3.2.3. Biện pháp 3: Thường xuyên kết hợp kiểm tra,đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học môn Khoa học của HS

với tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học môn Khoa học của HS

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Thường xuyên kết hợp kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học môn Khoa học của HS TH là nhằm kích thích RL KN tự học môn Khoa học của HS và cung cấp thông tin phản hồi của mỗi HS cho GV để từ đó giúp HS tự điều chỉnh cách học, GV điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- GV thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học môn Khoa học cho HS TH:

Trong mô hình VNEN,việc đánh giá kết quả học tập của HS phải đucọc tiến hành ở từng bài học,sau từng HĐ học tập và đặc biết sau từng phần: HĐ cơ bản,HĐ thực hành và HĐ ứng dụng.

Ngoài việc đánh giá sau mỗi phàn HĐ của từng bài học,sau mỗi bài học,thì sau khi kết thúc từng chủ đề,HS phải hoàn thành bài tập theo phiếu kiểm tra ở cuối mỗi chủ đề: Chúng em đã học được gì từ chủ đề,…?

Để đánh giá mức độ RL KN tự học môn Khoa học của HS TH, GV có thể sử dụng các hình thức:

- Đánh giá không chính thức: GV thực hiện thông qua nghe HS giải thích, nêu ý kiến, đặt câu hỏi hoặc làm bài tập của HS. Hình thức này diễn ra liên tục trong các tiết học, giúp GV đánh giá được mức độ RL KN tự học môn Khoa học của HS TH để từ đó có sự điều chỉnh trong việc HD HS tự học hoặc điều chỉnh cách lựa chọn nội dung KT, PP dạy, hình thức tổ chức tiết học.

- Đánh giá chính thức: GV thực hiện thông qua các phiếu kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ.

Đánh giá chính thức hay đánh giá không chính thức đều giúp GV đo lường mức độ RL KN tự học môn Khoa học của HS TH nên GV có thể giám sát quá trình tự học của HS. Đồng thời, hai hình thức đánh giá này cùng giúp GV đặt mục tiêu, điều chỉnh nội dung KT, từ đó, lập kế hoạch, lựa chọn PP dạy, hình thức tổ chức tiết học phù hợp hơn với HS của mình.

- GV thường xuyên hướng dẫn HS TH tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học theo từng nội dung KT cụ thể: Tự đánh giá của HS TH trong học môn Khoa học gồm hoạt động HS đánh giá bản thân và đánh giá các bạn cùng học. Thông qua việc đánh giá mình, đánh giá bạn mình, HS được hình thành rõ ràng và phát triển hơn KN tự học môn Khoa học.

- Phối hợp với các bậc cha mẹ, GV hướng dẫn HS tự báo cáo kết quả học Khoa học của mình. Khi tự báo cáo kết quả học Khoa học với thầy cô, cha mẹ, HS sẽ:

+ Có ý thức trách nhiệm hơn với việc học của mình. + Tự tin về bản thân hơn.

+ Có mối quan hệ tích cực hơn đối với GV, bạn bè.

+ Quan hệ giữa HS với cha mẹ về mặt học tập được tốt đẹp hơn. + Xây dựng được một ý thức cộng đồng trong lớp học.

+ Mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường được bền vững, chặt chẽ hơn. - GV HD HS viết nhật ký học Khoa học: Đó là nhận xét ngắn gọn về các mặt hoạt động học Khoa học, có thể theo một số gợi ý sau:

+ Những điểm mạnh trong học Khoa học mà em cảm thấy mình có. + Những khó khăn mà em đang gặp phải khi học môn Khoa học.

+ Em cần làm gì để vượt qua khó khăn đang gặp khi học môn Khoa học.

+ Những điều kiện nào có thể làm cho em học Khoa học tốt hơn

+ Theo em, trong lớp, những bạn nào có cách học Khoa học mà em thấy nể phục nhất? Cách đó là gì? Em nghĩ mình có thể làm được như bạn không? Vì sao? …

- GV đưa ra những giới hạn cùng với các yêu cầu cụ thể làm căn cứ cho HS tự đánh giá và đánh giá bạn trong các tiết học Khoa học. Hiện nay, trong DH môn Khoa học cho HS TH, GV đã tạo điều kiện để HS đánh giá bạn cũng như khuyến khích HS tự đánh giá việc học trong các tiết dạy. Tuy nhiên, lời đánh giá của HS đang còn chung chung (đúng/ sai…) hoặc không chung chung thì mới chỉ ở mức độ nêu ra khuyết điểm nhỏ nhặt. Cách đánh giá này cần được bổ sung bằng việc GV HD HS nắm các tiêu chí hoặc yêu cầu HS quan sát một cách cụ thể, có giới hạn trước khi đánh giá.

- GV HD HS tự tổ chức hoạt động trao đổi về việc học và thi đua rèn luyện theo nhóm trong các giờ hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá.

Với mô hình VNEN,HS học theo tốc độ khác nhau,việc tự đánh giá của mỗi HS và đánh giá lẫn nhau trong nhóm giúp GV kiểm soát được tốc độ học tập của từng HS trong nhóm.GV cũng cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giữa các nhóm để kiểm soát được tốc độ học tập của từng HS trong nhóm.GV cũng cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giữa các nhóm để kiểm soát được tốc độ học tập của các nhóm soc với tốc độ học chung của cả

lớp.Những thông tin thu được từ đánh giá giúp GV đưa ra những hướng dẫn,hỗ trợ cần thiêta và hợp lí.Đồng thời,những thông tin thu được từ đánh giá cũng giúp GV biết được khi nào các nhóm đã hoàn thành hoặc kó khăn để tiến hành HĐ toàn lớp,…Như vậy,đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học,GV cần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho HS để việc tự đánh giá trở thành một thói quen,HS thực hiện công việc đánh giá một cách tự nhiên và luôn ý thức được mình đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở mức độ nào,còn những điểm yếu nào cần cố gắng khắc phục để học tập hiệu quả.

3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp: Khi HS tự đánh giá theo cách viết nhật ký học Khoa học, GV cần triển khai từ từ, theo hệ thống và có kế hoạch tổng thể. GV tránh đưa ra nhiều gợi ý một lúc và không theo một kế hoạch nào. Có như vậy, GV mới thực sự tác động đến ý thức tự đánh giá bản

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 99 - 102)