1.4.1.1. Những biểu hiện của KN tự học môn Khoa học: Căn cứ vào những KN tự học môn Khoa học thuộc các hoạt động có thể quan sát được và không quan sát được đã nêu trong mục 1.2.2.3. chúng tôi thấy những biểu hiện của KN tự học môn Khoa học của HS TH là:
- HS có hoạt động tư duy hết sức tích cực để tập trung tiếp thu nội dung theo cách hiểu của mình và có sự liên hệ, đối chiếu với những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, HS chủ động tiếp nhận nội dung với thái độ độc lập và tư duy phê phán để luôn tự đưa ra các câu hỏi để hỏi mình và tự giải đáp về các vấn đề vừa nghe hoặc có thể ghi chép lại những gì chưa hiểu để hỏi thầy, hỏi bạn.
- HS rèn luyện cách ghi chép ngắn gọn theo cách hiểu của mình.
- HS sử dụng cả 2 hình thức hỏi: tự hỏi (tự nêu câu hỏi, tự giải đáp) và hỏi người khác (khi tự mình không giải đáp được thì phải hỏi thầy, hỏi bạn…).
- HS đọc trước SGK để tìm hiểu nội dung bài sắp học. Trong lúc đọc, HS đánh dấu hay ghi chép lại những vấn đề chưa hiểu, những câu hỏi mà mình chưa tự trả lời được để hôm sau tìm sự giải đáp trong khi nghe thầy giảng giải hay lúc học hợp tác với bạn. HS cũng có thể đọc SGK phối hợp với nghe giảng để nắm vững nội dung bài, xác định được phần nào phải ghi, phần nào chỉ cần đọc trong SGK. HS có thể vừa đọc vừa kiểm tra lại bài đã ghi ở trên lớp. HS cũng có thể sử dụng SGK để tra cứu lại nội dung KT nào đó mà mình quên hoặc không chắc chắn.
- HS biết lựa chọn tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ của mình, chương trình đang học và nhu cầu cá nhân trên cơ sở tham khảo ý kiến thầy cô, cha mẹ, bạn bè, người thân. HS biết đọc tài liệu tham khảo có hệ thống theo cách riêng của mình, có sự bổ sung những điều đọc được vào hệ thống tri thức đã có của bản thân và rèn tư duy độc lập, tư duy phê phán qua việc không thỏa mãn hoàn toàn với các giải đáp trong tài liệu, luôn tìm cách giải, cách tính Khoa học đúng, hay, ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
- HS biết sử dụng máy tính để tự mình khai thác các thông tin hoặc tham gia thi giải Khoa học và biết lưu giữ các thông tin mà mình khai thác được một cách khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu và sử dụng khi cần.
- HS biết tự ghi lại các kết luận của thầy theo cách hiểu của mình, biết tự giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của thầy và các gợi ý từ ý kiến của bạn. Ngoài ra, HS rèn luyện được KN đưa ra các câu hỏi, thắc mắc với thầy về những gì mình cần sự giải đáp về cách học, cách suy nghĩ, cách giải Khoa học, làm tính…Bên cạnh đó, HS rèn luyện được KN tham gia vào các cuộc thảo luận với bạn một cách bình đẳng, sáng tạo, từ đó, có thể đưa ra cách giải quyết mới mẻ mà không không bị lệ thuộc vào suy nghĩ và cách giải quyết của bạn, không phải
tùy thuộc vào định hướng của thầy, của tài liệu dựa trên sự phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa của bản thân.
- HS có KN vận dụng KT Khoa học vào thực tiễn.
- HS biết xác định và sắp xếp mục đích tự học, nội dung tự học, lập kế hoạch tự học, thực hiện kế hoạch tự học, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kết quả tự học theo các bước tạo thành một quy trình khép kín.
1.4.1.2. Sự cần thiết của việc RL KN tự học môn Khoa học của HS TH Ý nghĩa của việc DH Khoa học cho HS TH
- Trang bị những KT và KN cơ bản của môn Khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức, phát triển của lứa tuổi và giúp HS lớp 4, 5 có khả năng vận dụng KT, KN vào cuộc sống, đảm bảo để HS tiếp tục học tốt Khoa học ở cấp học trên nữa.
- Tập luyện cho HS tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trọng tâm của bài học, bài tập; thông qua các hoạt động học tập, HS tự chiếm lĩnh KT theo sự hướng dẫn hợp lý của GV, động viên HS khai thác các bài tập của SGK theo khả năng của từng HS.
- Là môn học quan trọng và bắt buộc đối với HS TH và là môn học được đánh giá bằng điểm số.
- Chất lượng học tập môn Khoa học tốt góp phần đưa kết quả học tập lên cao và thúc đẩy chất lượng học các môn khác, như: Tiếng việt,Toán, Đạo đức....
Những định hướng đổi mới PP DH môn Khoa học cho HS TH
- DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS. - DH chú trọng RL PP học tập cho HS.
- Học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác; đánh giá của thầy kết hợp với đánh giá của trò.
- Tác động đến tình cảm, đem đến niềm vui, hứng thú học Khoa học cho HS.
Sự cần thiết của việc RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH
Việc RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH nhằm góp phần làm rõ nét hơn ý nghĩa của việc DH môn Khoa học theo định hướng mới của trường VNEN; chuyển quá trình DH môn Khoa học thành quá trình tự học môn Khoa học, từ đó, nâng cao thêm hiệu quả DH môn Khoa học ở trường TH. Cụ thể:
- Do được tự ý thức nên các em thấy rõ mục tiêu, nhiệm vụ môn học, do đó, các em tích cực, tự giác thu nhận KT Khoa học cho bản thân. Bên cạnh đó, các em được chủ động bổ sung, mở rộng, đào sâu KT Khoa học theo nhu cầu và khả năng của mình. Ngoài ra, các em còn có cơ hội vận dụng tới mức cao nhất vốn tri thức, kinh nghiệm của mình để giải quyết các nhiệm vụ học Khoa học. Sự vận dụng này phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của các em nên giúp các em thêm yêu thích môn Khoa học.
- Nhờ có KN tự học mà hứng thú học tập môn Khoa học được tăng cường rất nhiều; tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập môn Khoa học do đó mà cũng được phát huy cao độ. Đây cũng chính là cái nôi để các em phát triển tốt nhất năng lực, sở trường cá nhân, từ đó, kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của mình. Trên cơ sở đó, HS được rèn luyện ý chí, tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và hình thành những phẩm chất cần thiết để phát triển nhân cách toàn diện cho mỗi HS.
- HS được thực sự hoạt động ở mức độ khó khăn đúng mức một cách độc lập tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú, khả năng của bản thân. Nhờ vậy, những ý tưởng mới hoặc sự sáng tạo về một một vấn đề, một nội dung Khoa học gắn với bài học, chương trình học có cơ hội được bộc lộ.
- Các em được rèn luyện các KN như: KN ghi chép, KN hỏi…, đặc biệt là KN giao tiếp với thầy và bạn. Chính thế, các em được củng cố và phát triển tinh thần học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Việc trao đổi về KT, kinh nghiệm khi các em thảo luận về nhận dạng bài Khoa học, tìm cách giải quyết cho một vấn đề Khoa học … tạo bầu không khí giao lưu sôi nổi, gần gũi giữa GV với HS, HS với HS.
- Các em có thể tự kiểm tra mức độ nắm KT, KN của mình, của bạn trong học Khoa học một cách thường xuyên. Thông qua đó, HS có thể đánh giá năng lực của mình so với một nhóm bạn nhất định. Khi đã nhận biết thông tin phản hồi, HS có thể tự điều khiển, điều chỉnh việc học tập môn Khoa học của mình để có định hướng, kế hoạch nhằm giải quyết tốt hơn nhu cầu học Khoa học của bản thân.