Khái quát chung về GD của thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 61 - 66)

2.2.1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến nền GD của thành phố Vinh:

Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.Thành phố Vinh có tọa độ địa lý từ 18°38'50" đến 18°43’38" vĩ độ Bắc, từ 105°56’30" đến 105°49’50"

kinh độ Đông. Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đôHà Nội 295 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400 km về phía Tây.Vinh là thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh:Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh,thành cổ Nghệ An,Văn miếu Vinh,đền thờ Vua Quang Trung,Phượng Hoàng Trung Đô,Cồn Mô-Ngã ba Bến Thủy,…đã góp phần khắc học đậm nét và phong phú nét đẹp truyền thống văn hóa,cách mạng của quê hương,đát nước.Dân số thành phố Vinh hiện nay 480.000 người (2013),dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc kinh.Đặc điểm riêng về tự nhiên,kinh tế,xã hội đã tạo nên những ảnh hưởng thuận lựoi và khó khăn đến chất lượng GD của thành phố Vinh,như:

- Thuận lợi: Nền kinh tế trong tp Vinh đang có đà phát triển với tốc độ tăng trưởng khá. Các công trình kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội được đầu tư đang phát huy tác dụng tốt. Là một tp có tiềm năng về sức lao động, những lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên, giao thông... Nhân dân có truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh; những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo được tổng kết, bổ sung và tiếp tục phát huy mạnh mẽ. Đồng thời có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh và Trung ương, một số dự án quan trọng đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng, tạo thế và đà cho những năm tiếp theo phát triển toàn diện với tốc độ cao và bền vững.

- Khó khăn: Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, thường xuyên chịu tổn thất do thiên tai bão lụt, dịch bệnh. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển. Hậu quả suy giảm kinh tế thế giới. Trật tự an toàn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển đi lên của thành phố.

2.2.1.2. Tình hình chung về phát triển GD ở thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An

- Ưu điểm: Trước Cách mạng 8- 1945, GD ở tp Vinh không phát triển; 95,99% nhân dân mù chữ do chính sách ngu dân của thực dân, phong kiến, chỉ con em tầng lớp trên mới được đi học. Sau Cách mạng 8- 1945, nền GD ở tp Vinh phát triển, con em được cắp sách đến trường. Trong giai đoạn hiện nay, hòa cùng chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” triển khai trên toàn nước, ngành Giáo dục – Đào tạo tp Vinh tập trung tổ chức thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông, từng bước nâng cao chất lượng toàn diện. Chất lượng GD mũi nhọn và GD đại trà có tiến bộ, từng bước ổn định quy mô hệ thống trường lớp từ Mầm non đến phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho HS đến trường, huy động tối đa HS đến tuổi ra lớp, vận động HS bỏ học trở lại trường.

- Nhược điểm: Bên cạnh những thành tích đạt được, tp Vinh vẫn còn tồn tại những hạn chế trong Giáo dục- Đào tạo như: nhận thức của một bộ phận cán bộ, GV, nhân dân về chủ trương xã hội hóa GD còn hạn chế. Việc tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, đội ngũ GV tuy được bồi dưỡng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, vừa yếu chuyên môn, vừa thiếu, vừa thừa, mất cân đối so với nhu cầu về cơ cấu môn học. Chất lượng Giáo dục – Đào tạo còn thấp so với yêu cầu giữa các vùng trong thành phố có sự chênh lệch về chất lượng, khả năng thực hành yếu, tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình còn cao…

2.2.1.3. Tình hình phát triển GD TH ở thành phố Vinh,tỉnh Nghệ An

Bậc học TH được xem là nền móng cho các cấp học, nhưng các nhà trường TH ở tp Vinh cũng không nằm ngoài những ưu, nhược điểm kể trên. So với các bậc học khác thì bậc học TH ở tp Vinh có phần gặp nhiều khó khăn hơn. Đó là,khó khăn ở nhận thức của phụ huynh và cách đánh giá hsth.

Tình hình chung nêu ở trên đã có ảnh hưởng trực tiếp và tạo thành bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng các biện pháp RL KN tự học Khoa học cho HS ở các trường TH thành phố Vinh.

2.2.2.Thực trạng dạy học môn Khoa Học theo mô hình trường học mới Việt Nam ở thành phố Vinh

2.2.2.1.Thực trạng nhận thức vấn đề đổi mới mô hình trường học mới Việt Nam

- Giảng dạy theo mục tiêu, định hướng đổi mới mô hình trường học

Các giáo viên dạy môn Khoa Học nói riêng và các giáo viên nói chung đều nắm rõ mục tiêu đào tạo,trong quá trình giảng dạy ,giáo dục học sinh đều cố gắng hướng vào những mục tiêu chung này. Đó là giúp học sinh" phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa" như trong mục tiêu giáo dục đã được khẳng định trong Luật Giáo dục.

Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh, giáo viên còn đặc biệt chú ý đến việc kết hợp hài hòa ba vế của nguyên lý giáo dục đó là: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn , giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Sự kết hợp thực hiện nguyên lý giáo dục này được các tổ chức đoàn thể trong trường học tích cực tham gia và mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh.

Hầu hết các giáo viên được đào tạo theo chương trình cũ đều được đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng thay sách gióa khoa mới và được đào tạo lại theo chương trình mới, cho nên các giáo viên đều dạy theo đúng quy định, đồng thời thông qua việc đào tạo bồi dưỡng này còn giúp cho giáo viên thích ứng nhanh phương pháp dạy học mới góp phân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

- Quan điểm dạy học

Qua quá trình thực tập cho thấy việc dạy học nói chung, dạy khoa học nói riêng được các giáo viên giảng dạy theo quan điểm : phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm chiếm lĩnh tri thức. Cũng như trong tất cả các bộ môn khác , do đặc điểm và chức năng của mình , việc học tập khoa học lại càng được chú trọng đến năng lực tích cực của học sinh.

Hai khâu trong quá trình học tập là biết và hiểu, đó là hai bậc của quá trình nhận thức là đòi hỏi học sinh phải phát huy tính tích cực trong học tập.

2.2.2.2 Thực trạng tiến hành đổi mới phương pháp thông qua các hoạt động cụ thể.

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra đối vứi tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục. Đặ biệt, khi chúng ta tiên hành đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết.Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra rộng khắp trong nghành giáo dục toàn quốc.Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) đang thử nghiệm chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học,cấp học, các vùng miền trong cả nước.

Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ,thân thiện, đổi mới các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực hiện việc làm đổi mới của nhà trường.Ngoài ra, nhà trường còn chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng theo hướng tự học , tự bồi dưỡng , tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ ,trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học ,tự đánh giá,tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá , phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác.Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.

Trong thực tế vẫn còn những hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học ,họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài một cách máy móc,thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nối dung được trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động.Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiên dạy học theo phương pháp VNEN. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và học theo nhóm.Vì vậy có những bài tập liên quan đến kiến thức mới

họ còn làm thay cho học sinhvì học sợ học sinh không hiểu bài.Thói quen trước đây giáo viên giảng giải,thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới. Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn, tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt động.

2.2.2.3.Thực trạng của việc học tập Khoa học ở học sinh.

Qua các tiết dạy của giáo viên thì đa số học sinh có sự hứng thú học tập môn Khoa học, các em có xem trước bài học ở nhà, hăng hái tham gia phát biểu và có ý thức trong việc học tập, thảo luận nhóm.Qua trao đổi, trò chuyện với một số học sinh được biết rằng, với phương pháp dạy học mới này thì các em rất thích thú học tập, mọi ý kiến riêng của các em với những vấn đề đặt ra đều được giáo viên nhìn nhận, đánh giá.Nhìn chung trong một tiết học giáo viên đã phát huy được tính tích cực , tư duy cho học sinh và học sinh cũng nhiệt tình hợp tác với giáo viên trong việc truyền thụ và chiếm lĩnh tri thức.

2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP RL KN TỰ HỌCMÔN KHOA HỌC CHO HS CỦA CÁC TRƯỜNG TH Ở TP VINH,

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w