Biện pháp 2: Hướng dẫn HSTH tự học môn Khoa học

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 95 - 99)

- Các biện pháp đưa ra phải tiếp cận được xu thế đổi mới PPDH hiện

3.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn HSTH tự học môn Khoa học

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp: Việc tự học của HS thường được diễn ra dưới sự HD trực tiếp hoặc gián tiếp của GV và các lực lượng GD khác. Trước khi không trực tiếp ở bên HS, GV cần giúp các em nắm được các bước tự học để các em tự tin vào khả năng tự học của mình, có hứng thú hơn và không còn lúng túng về cách tự học.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp:

- Hướng dẫn HS tự học theo các bước: Theo mô hình dưới đây ta có thể hình dung các thành tố có liên quan đến KN tự học của HS TH

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ các thành tố liên quan đến KN tự học của HS

Theo mô hình trên, GV phải hướng dẫn HS tích cực, tự giác xác định được mục tiêu tự học, biết tổ chức quá trình tự học, lập được kế hoạch tự học, xác định được nội dung tự học, biết kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học. Để tự học đạt hiệu quả cao, GV HD HS biết cách sắp xếp các KN thành tố liên quan đến tự học thành một hệ thống và đề ra PP để điều hành hệ thống hoạt động đạt hiệu quả cao. Trước hết, HS phải xác định được mục tiêu tự học, từ đó biết lựa chọn nội dung tự học. Sau khi có nội dung tự học, HS biết lập kế hoạch tự học. Tiếp theo, HS biết tự tổ chức quá trình tự học cho mình. Cuối cùng, HS biết tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học của mình. Sau khi tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học, HS lại biết tiếp tục đề ra mục tiêu tự học mới cho mình trên cơ sở kết quả tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh vừa có được.

96 Tự học Nội dung tự học Mục tiêu tự học Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học Tổ chức quá trình tự học Lập kế hoạch tự học

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ các bước tự học của HS

Theo ở trên đã nêu, GV cần hướng dẫn HS thứ tự thực hiện các bước nhằm đạt hiệu quả cao trong RL KN tự học như sau:

Bước 1: Tự xác định mục tiêu, nội dung tự học Bước 2: Tự lập kế hoạch tự học

Bước 3: Tự tổ chức quá trình tự học

Bước 4: Tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học

Từ đó, GV cần hướng dẫn HS thứ tự thực hiện các bước nhằm đạt hiệu quả cao trong RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH như sau:

Bước 1: Tự xác định mục tiêu, nội dung tự học môn Khoa học Bước 2: Tự lập kế hoạch tự học môn Khoa học

Bước 3: Tự tổ chức quá trình tự học môn Khoa học

Bước 4: Tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học môn Khoa học.

Theo quy trình trên, đối với HS học chưa tốt môn Khoa học sẽ được GV dìu dát bám theo từng bước để tiến bộ hơn; đối với HS ham tìm tòi sẽ là gợi ý để tự mình đào sâu suy nghĩ.

- Định hướng cho HS lựa chọn bài tập, nội dung tự học vừa sức, phù hợp với khả năng của mình:

97 Tự học

Biết lựa chọn nội dung tự học Biết xác định mục

tiêu mục tiêu tự học Biết tự kiểm tra,

đánh giá, điều chỉnh quá trình tự học

Biết tổ chức quá

- Định hướng cho HS tự học từ những gì mình thích, mình làm được đến những gì mình cần biết, cần học.

- Định hướng cho HS tự học nâng dần mức độ khó của bài tập nhưng vẫn đảm bảo thành công trong tự học.

- Định hướng cho HS biết lựa chọn nội dung tự học vừa sức với khả năng, tiến dần từ nội dung dễ tự học đến nội dung khó tự học, tự học từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ quen đến lạ.

- Định hướng cho HS học từ tự học có vai trò chủ yếu của người HD đến vai trò thứ yếu của người HD.

- Định hướng cho HS quan sát: Đó là định hướng cho HS quan sát

- Định hướng cho HS biết cách thử đúng- sai, mày mò, dự đoán khi làm bài tập theo các quy tắc, quy luật, mối quan hệ chung trong Khoa học mà các em đã biết

- Định hướng cho HS tự giải được bài tập bằng các công cụ tự học phù hợp như từ điển, sách báo, Internet…

- GV cần giúp HS TH vượt qua được thói lười, ngại sử dụng từ điển; định hướng cho HS tự tìm ra KT với từ điển, tự rèn luyện cách tra từ điển nhanh và hiệu quả, tiến tới có thói quen và hứng thú làm việc với từ điển.

- GV định hướng cho HS có thể tự học với các loại sách báo, như: Tạp chí Khoa học tuổi thơ; Vui học Khoa học 4- 5… Điều cần làm với mỗi GV dạy môn Khoa học cho HS TH là giúp HS khắc phục những nhược điểm về đọc sách: lười, ngại đọc sách, mải mê đọc nhữmg cuốn sách vô bổ, đọc theo kiểu nước chảy không đọng lại được gì và đọc không động não suy nghĩ. Bên cạnh đó, GV cũng cần định hướng cho HS lựa chọn loại sách báo nên đọc, giúp HS biết cách đọc sách: có thể đánh dấu hoặc gạch dưới những câu, những đoạn mình thích; suy nghĩ, đối chiếu với những gì mình đang học để tự mình rút ra được những điều bổ ích; ghi chép vào Sổ tay Khoa học cá nhân…

Thông tin trên Internet cũng có vai trò tương tự như sách báo, sẵn sàng cho HS TH tự khai thác các nội dung cần thiết. GV định hướng cho HS cách

sử dụng Internet để tra tên các loại sách hay nội dung mình cần, cập nhật các cách giải Khoa học hay, tham gia chương trình Violymic: Thi giải Khoa học lớp 4, 5 qua Internet…

3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- GV luôn chú ý tạo được niềm tin vào khả năng tự học cho HS.

- GV cần khéo léo giúp HS nảy sinh hứng thú học, ham muốn học tốt nên tự giác, tích cực chuyển từ cái bắt buộc học, bắt buộc làm thành cái thích học, thích khám phá, chủ động thực hành những gì mình đã biết bằng chính hành động của mình.

- GV luôn quan tâm đến sự vừa sức đối với tâm sinh lý và nhận thức của HS TH. Chẳng hạn, sử dụng Internet tuy nhanh thấy nội dung mình cần, dễ tạo được hứng thú nhưng có gây độc hại cho mắt, cho não, vì thế, GV cần nhắc nhở HS sử dụng hợp vệ sinh, phù hợp với tâm sinh lý HS lớp 4, 5.

- GV luôn tạo điều kiện để HS TH được hoạt động tích cực, chủ động với các đối tượng Khoa học.

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 95 - 99)