- Các biện pháp đưa ra phải tiếp cận được xu thế đổi mới PPDH hiện
3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tự học Khoa học cho HS TH
3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tự học Khoa học choHS TH HS TH
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp: Biết cách tự học và có hình thức tự học phong phú khi không có GV hướng dẫn trực tiếp nhằm đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng học tập chính đáng của đa số HS TH hiện nay; khắc phục tình trạng quá tải trong mỗi buổi học. Đa dạng hóa các hình thức tự học giúp HS hiểu thêm về cách tự học và có thêm niềm vui, hứng thú trong tự học.
3.2.4.2. Các nội dung của biện pháp
- HD cho HS hiểu cách tự học, tự tìm ra KT còn quan trọng hơn bản thân KT: HS lớp 4, 5 tự tìm ra các nội dung KT Khoa học là điều đáng quý, đáng khuyến khích, song đáng quý hơn nữa là cách HS tìm ra KT và tìm ra cách tự học phù hợp cho chính mình. Chính vì vậy, không nên để HS thoả mãn và dừng lại ở kết quả một bài làm được, kết quả một vấn đề hay bài Khoa học đã giải quyết mà GV cần định hướng cho HS tự rút ra cách học, cách làm, cách giải quyết tình huống vấn đề.
- Định hướng cho HS tự học theo cách học: học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung:
(*) Học mọi nơi: GV dạy môn Khoa học cho HS TH định hướng cho HS học KT cùng với cách suy nghĩ tự tìm ra KT không chỉ ở trên lớp học mà còn cả ở trong thực tiễn sinh động và phong phú nơi môi trường HS sống, như: ở nhà, ở thư viện, nhà triển lãm, viện bảo tàng, câu lạc bộ thiếu nhi, ở nơi nghỉ hè, du lịch, trên cánh đồng, ngọn núi, con sông của quê hương mình… thậm chí bao gồm cả những gì HS quan sát được khi đi từ nhà đến trường, từ trường về nhà.
(*) Học mọi lúc: Nếu HS đã biết cách học "mọi nơi" thì cũng dễ đi đến biết học mọi lúc: biết tận dụng thì giờ rảnh rỗi để học hỏi, quan sát. Ví dụ: HS quan sát căn phòng mình ở để tính diện tích quét vôi, HS tính thời gian mình đi từ nhà đến trường, quãng đường từ nhà đến trường để tính vận tốc di chuyển của mình rồi từ đó có thể tính thời điểm xuất phát từ nhà của mình sao cho đến trường không bị muộn cũng không sớm quá… GV kích thích để HS thấy lúc nào cũng có thể có nhiều điều thú vị để quan sát, động não suy nghĩ, tự hỏi và tự trả lời cho mình.
(*) Học mọi người: HS có thể ôn KT, rèn KN Khoa học từ người thực, việc thực, người tốt, việc tốt, người xưa trong lịch sử…
Ví dụ:
(*) Học bằng mọi cách: Muốn học bằng mọi cách thì phải biết học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người và ngược lại. HS có thể tra từ điển, tự đọc sách; học qua các phương tiện nghe, nhìn; học trong các hoạt động tổ chức Đội; học trong khi đi chơi, khi lao động, khi đi chợ… Trong khi dạy học môn Khoa học cho HS TH, GV cần hết sức giúp HS thoát khỏi lối học thụ động, đơn điệu mà kiên trì thực hiện các cách học khác nhau để tự mình hứng thú tìm ra KT, khám phá cái mới, cái chưa biết bằng hành động và suy nghĩ của chính mình, như: Em yêu quý mẹ, muốn mẹ đỡ vất vả nên sáng chủ nhật em cùng mẹ ra vườn. Trong khi cùng mẹ làm đất trồng rau, em giúp mẹ tính
Khoa học chia số lượng luống rau, chiều rộng mỗi luống rau, khoảng cách giữa các cây, số lượng cây giống…
(*) Học qua mọi nội dung: GV dạy môn Khoa học cho HS TH định hướng cho HS học toàn diện: nắm các công thức, quy tắc tính Khoa học; biết vận dụng những KT đã học vào thực tiễn; có thói quen tự học; phát huy nội lực tự học, tự rèn…
3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp: GV dạy môn Khoa học cho HS TH cần giúp từng HS khám phá cách học tập mình ưa thích và có được KN tự học phù hợp nhất với cách học tập đó.