Đặc điểm nhân cách của HSTH

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 53 - 55)

1.5.3.1. Tính cách: Nét nổi bật khi nói đến tính cách của HS TH là đang hình thành, chưa thật sự ổn định. Hành vi của trẻ đầu cấp TH mang đậm tính bột phát cao, ý chí còn thấp và thường bị kích động bởi những kích thích bên trong và bên ngoài. Trẻ hồn nhiên, cả tin (tin vào sách vở, tin vào người khác...), thích bắt chước hành động của những người xung quanh. Đến TH, khả năng ức chế của trẻ tăng hơn nên trẻ bớt bị bớt kích động bởi các kích thích hơn, có thể tập trung trí lực vào nhiệm vụ

1.5.3.2. Tình cảm: Đời sống xúc cảm, tình cảm của HS TH khá đa dạng, phần lớn mang tính tích cực. Gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể nên các em rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, so với HS đầu cấp, tình cảm của HS TH đã có nội dung phong phú và bền vững hơn. Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligeence- EI)- năng lực “nằm giữa” nhận thức- của HS đang được RL. Các em đã biết chăm lo đến kết quả học tập bằng việc lo lắng thực hiện nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra, cũng như hài lòng, vui vẻ và hãnh diện khi đạt kết quả cao trong học tập. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để GD chuẩn mực nhân cách, hình thành những phẩm chất trí tuệ cần

thiết và mở ra khả năng có thể hình thành, phát triển KN tự học môn Khoa học ở HS TH.

1.5.3.3. Hứng thú: Hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập cũng như kết quả học tập của trẻ, được coi như "chìa khóa" mở đầu cho sự thành công trong RL KN tự học môn Khoa học. Hứng thú cùng với động cơ học tập đã đem đến cho HS sự thích thú, tò mò và cả kiên trì, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học Khoa học, đặc biệt là trong khi giải các bài Khoa học khó. Trong dạy học ở TH, HS thường gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội các KT Khoa học, đặc biệt là HS lớp 4,5, bởi: ở giai đoạn lớp 1, 2 ,3, môn Khoa học chủ yếu gồm các nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ, sử dụng các kinh nghiệm đời sống của trẻ, nhưng sang giai đoạn lớp 4, 5, cấu trúc chương trình môn Khoa học tập trung vào các nội dung có tính khái quát, tính hệ thống cao hơn, khá trừu tượng hơn. Hình thành hứng thú học tập môn Khoa học là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Khoa học ở TH. Hoạt động học tập là hoạt động căng thẳng, kéo dài nên nếu chỉ có ý thức nghĩa vụ và ý thức tổ chức kỷ luật thì không đủ để bắt HS chú ý thường xuyên và lâu dài được. Chỉ có hứng thú thì HS mới có thể huy động tập trung chú ý lâu dài vào đối tượng. Cũng chỉ có hứng thú thì HS mới có nhu cầu hiểu biết sâu hơn về bài học nên sẽ tích cực phát biểu để thoả mãn nhu cầu của mình. HS có khả năng học bài và làm bài tốt thì mới chăm chỉ làm bài. Ngược lại sự thành công khi giải được các bài tập đã tạo ra niềm vui trí tuệ kích thích sự phát triển cuả hứng thú. Hứng thú thể hiện nhu cầu nhận thức đã phát triển cao. Khi có hứng thú học tập, HS thường có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn nên không thoả mãn các bài giảng và SGK mà thường tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng vốn tri thức của mình. Hứng thú học tập không chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức hay xúc cảm mà tất yếu phải dẫn tới tính tích cực hành động, tích cực suy nghĩ tìm tòi để ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Hứng thú là yếu tố tạo ra chất lượng học tập ở người học vì khi có hứng thú học tập HS sẽ say mê với môn học, tự tin, chủ động chiếm lĩnh các

KT mới; tích cực và sáng tạo khi giải quyết những nhiệm vụ học tập... Có thể nói, hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi HS học tập tích cực, phát huy tính chủ động, tự giác và sáng tạo của mình trong quá trình học tập. Nếu chúng ta tạo cho HS có nhận thức được đúng về môn học thì HS mới thích học, tích cực học, tự giác học. HS chăm chỉ học tập thì sẽ giải quyết tốt nhiệm vụ học tập đề ra và kết quả học tập sẽ cao. Ngược lại, HS không nhận thức được nhiệm vụ học tập, sẽ không tích cực học tập, dẫn đến kết quả học tập sẽ thấp. Kết quả học tập tốt chính là những thành công lại trở thành động lực kích thích tính tích cực học tập của HS. Khi đã hình thành được hứng thú học tập thì niềm tin để giải quyết nhiệm vụ học tập sẽ bền bỉ hơn với HS và không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Ở giai đoạn lớp 4, 5, tư duy trừu tượng đã phát triển hơn so với lớp 1, 2, 3 nên việc tạo hứng thú học tập môn Khoa học cho các em trở nên quan trọng và cần thiết. Con đường hình thành động cơ học tập tích cực, bền vững học môn Khoa học cho HS chính là ở việc tổ chức đúng đắn các hoạt động học tập cho các em, nói cách khác, con đường này nằm ở nội dung học tập môn Khoa học và cách thức đạt được nội dung đó. GV dạy Khoa học cần có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về hứng thú để biết cách khơi gợi, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS, tạo điều kiện phát triển hứng thú từ đơn giản đến phức tạp cho HS TH. Đây là một yêu cầu cơ bản trong RL KN tự học môn Khoa học cho HS TH. Trong dạy học Khoa học, GV không nên cứng nhắc, mà nên tạo ra tâm trạng thoải mái đỡ căng thẳng cho HS bằng cách bồi dưỡng cho HS bằng con đường "vui mà học, học mà vui" hay "vui học Khoa học, yêu học Khoa học, tiến đến giỏi Khoa học".

Như vậy, việc hiểu thấu đáo về các đặc điểm tâm lý của HS TH là cơ sở khoa học giúp chúng ta lựa chọn, xây dựng biện pháp RL KN tự học môn Khoa học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS

Một phần của tài liệu Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học môn khoa học cho học sinh tiểu học trong mô hình trường học mới việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w