Về kinh tế:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 52 - 54)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.2.1. Về kinh tế:

Những năm qua, kinh tế - xã hội của các xã trên địa bàn huyện có bước tăng trưởng khá, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây đạt trên 10%/năm. Năm 2006, GDP bình quân đầu người đạt 4,93 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực.

* Sản xuất nông - ngư - diêm nghiệp: đạt 225.434 triệu đồng, chiếm 52,59% trong cơ cấu thu nhập; nhiều hộ nông dân sản xuất có quy mô khá lớn, là mô hình kinh doanh hiệu quả.

- Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 9673,6 ha, trong đó cây lương thực 5.279 ha, sản lượng 22.516 tấn; cây công nghiệp 2080,5 ha, sản lượng 3814 tấn, trong đó lạc đạt 3.724 tấn; cây thực phẩm 1.160,6 ha, sản lượng 5940,5 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 259kg/người.

- Chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò 14.542 con, đàn lợn 19.345 con, gia cầm 210.000 con, chủ yếu ở hộ gia đình, chăn nuôi thủy cầm mang tính thời vụ, tập trung chủ yếu ở các xã Thịnh Lộc, Hồng Lộc, Tân Lộc…

- Lâm nghiệp: Huyện có 2.209 ha đất lâm nghiệp với tỷ lệ che phủ đạt 61%. Rừng trồng tập trung chủ yếu là thông, phi lao và keo, trong đó một số diện tích có thể đưa vào khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đang được quan tâm, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển.

- Diêm nghiệp: Sản xuất muối có 105 ha, sản lượng đạt 10.390 tấn; là vùng sản xuất muối truyền thống, có chất lượng khá tốt.

* Kinh tế thuỷ sản: Là thế mạnh của huyện, những năm qua đã có bước phát triển cả về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Tổng sản lượng các mặt hàng thuỷ sản qua đầu mối vùng Cửa Sót hàng năm chiếm hơn 1/3 thị phần toàn tỉnh, đã và đang khẳng định là trung tâm kinh tế thuỷ sản của tỉnh. Lộc Hà có 344 tàu thuyền đánh cá với tổng công suất 6324 CV, thu hút trên 2000

lao động. Sản lượng đánh bắt đạt 2916 tấn; nuôi trồng trên 512 ha, sản lượng đạt 1484 tấn. Tổng giá trị sản phẩm đạt 58.752 triệu đồng, chiếm 13% cơ cấu kinh tế.

* Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 21,52% trong cơ cấu thu nhập; chủ yếu là ngành sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thuỷ sản, làng nghề đan chổi, mây tre đan, sản xuất bánh bún…

* Về cơ sở hạ tầng: Hiện có 102 km đường nhựa, 155 km đường bê tông; có 47 nhà học và 9 trụ sở xã cao tầng. Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp trên địa bàn, tập trung về hướng biển và núi Bằng Sơn; một số tuyến quy hoạch mới đang đặt triển vọng cho phát triển mạnh kinh tế biển.

* Thương mại - du lịch, dịch vụ của huyện chiếm tỷ trọng 25,88% trong cơ cấu thu nhập. Người dân trong vùng sớm biết chuyển đổi sang nghề thương mại, dịch vụ, làm công, thu hút 6533 lao động và hiện đang là thế mạnh của nhiều xã.

Lộc Hà có lợi thế về vị trí địa lý, truyền thống văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, danh thắng; có bờ biển thoải rộng, sạch, đẹp, hoang sơ, kéo dài trên 12km, dự báo ít chịu ảnh hưởng tác động môi trường của các dự án lớn sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Du lịch của huyện gần đây đã có bước khởi đầu hứa hẹn và đang được đánh giá có tiềm năng lớn cho định hướng phát triển đô thị, du lịch - dịch vụ biển.

* Thu ngân sách năm 2007 ước đạt 19,95 tỷ đồng, trong đó thu từ cấp quyền sử dụng đất ước đạt 5,5 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w