Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 37 - 40)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.5.2. Một số phương pháp dự báo áp dụng trong quy hoạch phát triển

triển giáo dục tiểu học, THCS.

Phương pháp dự báo là tổ hợp các thao tác và thủ pháp tư duy khoa học nhằm tìm hiểu, khám phá quy luật vận động, phát triển, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng dự báo trong quá khứ cũng như hiện tại để đi đến những phán đoán khoa học có độ tin cậy nhất định về trạng thái tương lai của đối tượng dự báo.

Có thể dùng những phương pháp khác nhau để dự báo. Người làm dự báo căn cứ vào đối tượng, vào điều kiện tiến hành để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Thông thường để dự báo quy mô giáo dục người ta thường sử dụng các phương pháp sau đây:

1.5.2.1. Phương pháp ngoại suy xu thế (ngoại suy theo dãy thời gian):

Nội dung của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ giữa sự phát triển của đối tượng dự báo theo thời gian, các kết quả khảo sát về đối tượng dự báo được sắp xếp theo trình tự thời gian tương ứng và để phản ánh đúng xu hướng phát triển khách quan của đối tượng dự báo, đòi hỏi thời gian phải

Các nhân tố ảnh hưởng Trạng thái quán tính của hệ thống GD - ĐT Các nhân tố ảnh hưởng Hiện trạng GD - ĐT Trạng thái tương lai với xác suất P1

Trạng thái tương lai với xác suất P2

Trạng thái tương lai với xác suất P3

là đại lượng đồng nhất. Sau đó chọn và xác định một mô hình toán học tương thích với quy luật được phác ra theo dãy thời gian của đối tượng dự báo và mối quan hệ đó được biểu thị bởi:

Hàm xu thế Y = f(t).

Trong đó: - Y: là đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo. - t: là đại lượng đặc trưng cho thời gian.

Trình tự tiến hành phương pháp ngoại xu thế:

- Thu nhập và xử lý các số liệu quan sát về đối tượng dự báo trong khoảng thời gian nhất định.

- Định dạng hàm xu thế dựa trên quy luật phân bố của các đối tượng dự báo trong khoảng thời gian quan sát.

- Tính toán các thông số của hàm xu thế và tính toán giá trị ngoại suy. Một trong các phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian thường dùng là phương pháp ngoại suy theo quan hệ tỷ lệ. Nội dung của phương pháp này là:

Nếu: Gọi Y là đại lượng đặc trưng cho đối tượng dự báo. Gọi X là nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng dự báo Y. Ta thiết lập được quan hệ tỷ lệ sau: Ki =

Xi Yi

Trong đó: i là số lần quan sát, với i = 1, 2, …., n

Dựa vào công tác trên, người ta xác định các Ki trong quá khứ và xem xét các quy luật phát triển của nó theo thời gian.

Phương pháp tỷ lệ học sinh đến trường là một trong trường hợp cụ thể của phương pháp quan hệ tỷ lệ nêu trên. Để dự báo số lượng học sinh đến trường, người ta sử dụng phương pháp này như sau:

Yi là số lượng học sinh đến trường Xi là số lượng dân số trong độ tuổi.

Ki là tỷ lệ học sinh đến trường.

Ki =

Xi Yi

Ta có: Yi = Ki .Xi

Để áp dụng phương pháp trên cần có các số liệu sau: - Dự báo số người trong độ tuổi đi học.

- Tỷ lệ học sinh của từng cấp theo dự báo cho từng thời kỳ 5 năm.

Như vậy, để có được số liệu dân số trong độ tuổi đi học thì cần phải dựa vào dự báo dân số của cả nước, từng địa phương và để có được số liệu tỷ lệ học sinh đi học thì sử dụng phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian.

1.5.2.2. Phương pháp sơ đồ luồng: Là phương pháp thông dụng để dự báo quy mô học sinh. Phương pháp này có thể cho phép ta tính toán “luồng” học sinh suốt cả hệ thống giáo dục phổ thông, nhất là ở các cấp học phổ cập như tiểu học và THCS.

Phương pháp sơ đồ luồng dựa vào 3 tỉ lệ quan trọng: - Tỉ lệ học sinh lên lớp P,

- Tỉ lệ học sinh lưu ban R, - Tỉ lệ học sinh bỏ học D.

Sơ đồ luồng được hình dung như sau:

Năm học Số HS nhập học đầu cấp Số HS lớp 1 Số HS lớp 2 Số HS lớp 3 Số HS lớp 4 Số HS lớp 5 E1.1N1 E2.1E3.1E4.1 E5.1

E1.2E2.2E3.2E5.2E4.2N2

E1.3E2.3N3T3 E3.3E4.3E5.3 T1

Theo sơ đồ trên thì số lượng học sinh lớp 1 ở năm học T2 sẽ được tính bằng công thức sau:

E1.2 = N2 + (E1.1 x R1.1)

Trong đó:

+ E1.2 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T2

+ N2 là số lượng học sinh nhập học vào lớp 1 ở năm học thứ T2

+ E1.1 là số học sinh lớp 1 ở năm học thứ T1

+ R1.1 là tỉ lệ lưu ban của lớp 1 ở năm thứ T1

Cũng theo sơ đồ trên số lượng học sinh lớp 2 ở năm học thứ T2 sẽ được tính theo công thức:

E2.2 = (E1.1 x P1.1) + (E2.1 x R2.1)

Tương tự như thế ta có thể tính được số lượng học sinh cho các lớp 3, 4, 5 … ở năm học T2 hoặc tính cho học sinh lớp n ở năm học thứ Tn

Dùng mô hình sơ đồ luồng để dự báo ta thấy:

* Phương pháp này có thể áp dụng để dự báo một cách khá chính xác quy mô học sinh phổ thông.

* Để dự báo được chính xác, phải nắm chắc các chỉ số: - Dân số trong độ tuổi nhập học trong kỳ dự báo,

- Tỉ lệ nhập học tương lai,

- Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, chuyển cấp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 37 - 40)