Công tác xã hội hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 73 - 74)

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

2.2.8. Công tác xã hội hoá giáo dục

Quán triệt Nghị quyết TƯ2 khoá VIII của Đảng với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và là một trong 6 tư tưởng chỉ đạo phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH, vừa là một trong các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập, làm cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học suốt đời… nhằm nâng cao chất lượng xã hội hoá cá nhân để họ có thể làm việc hiệu quả trong đời sống xã hội.

Trong những năm qua, sự chuyển biến rõ nét XHH giáo dục là sự chuyển biến trong nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, làm cho các nguồn lực, quy mô, chất lượng giáo dục ổn định, từ chỗ trước năm 1996 chưa có trường chuẩn quốc gia đến nay đã có 15 trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí từ nguồn XHH đạt hơn 5,4 tỷ đồng năm 2007.

Đẩy mạnh, kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích tài

năng dạy giỏi, học giỏi. Đã có nhiều hội phụ huynh, hội khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác XHH giáo dục cũng còn một số hạn chế, hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp chưa thường xuyên, sự kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế rõ ràng để huy động nguồn lực cho giáo dục một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w