Về giáo dục đạo đức:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 68)

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

2.2.6.1. Về giáo dục đạo đức:

Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và THCS được quan tâm và có kết quả tốt. Nhìn chung học sinh cả hai bậc học này đều ngoan, chăm học, thực hiện khá tốt những nhiệm vụ được ghi trong Điều lệ trường tiểu học, THCS. Qua hàng năm tỉ lệ học sinh được xếp loại tốt, khá đều có chiều hướng tăng dần; tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình, yếu (cần cố gắng) có chiều hướng giảm dần. Ta có thể thấy kết quả giáo dục đạo đức qua bảng 2.3 và 2.4 sau:

Bảng 2.3. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh tiểu học qua các năm

Đơn vị tính: %

Tốt Khá tốt Cần cố gắng Thực hiện đầy đủ chưa đầy đủThực hiện 1995-1996 49,5 49,3 1,2 1996-1997 58,8 40,6 0,6 1997-1998 70,0 29,8 0,2 1998-1999 76,2 23,7 0,1 1999-2000 79,5 20,4 0,1 2000-2001 81,4 18,5 0,1 2001-2002 80,2 19,7 0,1 2002-2003 83,6 16,4 0 88,3 11,7 2003-2004 85,2 14,8 0 90,0 10,0 2004-2005 86,1 13,8 0,1 93,2 6,8 2005-2006 86,5 13,5 0 93,5 6,5 2006-2007 86,9 13,1 0 93,8 6,2 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà)

Bảng 2.4. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS qua các năm.

Đơn vị tính: %

Năm học Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm

Tốt Khá Trung bình Yếu 1995-1996 39,5 51,4 7,9 1,2 1996-1997 43,9 48,0 7,8 0,3 1997-1998 52,6 42,1 5,3 0 1998-1999 53,3 42,5 4,2 0 1999-2000 46,7 46,2 6,3 0,8 2000-2001 56,8 37,8 5,3 0,1 2001-2002 53,0 39,6 7,1 0,3 2002-2003 57,2 38,6 3,4 0,8 2003-2004 61,9 34,7 3,3 0,1 2004-2005 62,8 33,8 3,2 0,2 2005-2006 63,7 33,3 2,5 0,5 2006-2007 63,9 33,2 2,5 0,3 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà) 2.2.6.2. Chất lượng văn hoá:

Từ năm học 1990 - 1991 đến nay, Phòng Giáo dục Can Lộc và Thạch Hà xây dựng và thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học”;

Từ năm học 1995 - 1996, trên địa bàn huyện triển khai thêm đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục THCS”. Các đề án này được triển khai trong điều kiện CSVC - TBDH dần được bổ sung, nâng cấp, công tác quản lí được chú trọng nên đã góp phần làm chuyển biến tích cực chất lượng dạy học. Do vậy, nhìn trên tổng thể chất lượng văn hoá của cả hai cấp học đều tương đối tốt và ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng qua hàng năm; tỉ lệ học sinh yếu kém giảm dần. Số học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện cũng tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, nghiêm túc nhìn nhận, thì những kết quả này còn chưa thật toàn diện; các môn Tin học, Ngoại ngữ, Hát - Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục do thiếu giáo viên chuyên biệt nên chất lượng dạy học không cao.

Ta có thể thấy được sự tiến bộ về mặt văn hoá của học sinh TH và THCS trên địa bàn huyện qua bảng 2.5, bảng 2.6 và bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.5. Tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh tiểu học huyện Lộc Hà qua các năm.

Đơn vị tính: % Năm học Tỉ lệ xếp loại học lực Giỏi Khá TB Yếu 1992-1993 5,6 28,3 42,9 23,2 1995-1996 2,6 30,9 62,2 4,3 2002-2003 18,5 53,1 27,6 0,8 2003-2004 18,1 51,1 29,3 1,5 2004-2005 17,8 55,6 26,2 0,4 2005-2006 18,8 57,6 24,5 0,1 2006-2007 19,3 56,5 21,0 0,2 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà)

Bảng 2.6. Tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh THCS huyện Lộc Hà qua các năm.

Đơn vị tính: %

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 1992-1993 0,7 22,7 69,3 7,2 0,1 1995-1996 1,1 27,7 66,3 4,9 0 2002-2003 9,0 44,4 43,5 3,0 0,1 2003-2004 7,1 41,2 48,4 3,2 0,1 2004-2005 7,5 38,1 50,8 3,5 0,2 2005-2006 7,6 37,9 50,9 3,6 0 2006-2007 7,6 40,0 49,6 2,8 0 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà)

Bảng số 2.7. Số giải học sinh giỏi tiểu học và THCS huyện Can Lộc, Thạch Hà qua các năm

Năm học Số giải tiểu học Số giải THCS

Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp tỉnh 1997-1998 125 13 106 11 1998-1999 118 19 109 19 1999-2000 141 34 117 28 2000-2001 195 74 114 27 2001-2002 257 236 116 36 2002-2003 268 182 129 25 2003-2004 247 214 111 27 2004-2005 236 150 136 35 2005-2006 220 179 161 32 2006-2007 281 193 158 38 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà)

2.2.7. Hiệu quả đào tạo.

Hiệu quả đào tạo không ngừng được nâng cao ở cả hai bậc học, biểu hiện ở các chỉ số:

+ Tỉ lệ học sinh lưu ban giảm; Tỉ lệ bỏ học giảm; Tỉ lệ học sinh hỏng tốt nghiệp ngày càng giảm.

+ Tỉ lệ lên lớp tăng: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tiểu học, THCS ngày càng cao; hiệu quả đào tạo ngày càng tiến bộ … được thể hiện như bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8. Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học và hiệu quả đào tạo của học sinh tiểu học và THCS từ năm học 1992 - 1993 đến nay.

Đơn vị tính: %

Năm học Tiểu học Trung học cơ sở

Lên lớp Lưu ban Bỏ học Tốt nghiệp Hiệu quả ĐT Lên lớp Lưu ban Bỏ học Tốt nghiệp Hiệu quả ĐT 1992-1993 80,3 11,7 8,0 84,0 51,2 86,3 3,1 10,6 84,0 59,0 1993-1994 85,1 9,7 5,2 85,7 63,8 78,1 3,4 18,5 88,2 43,9 1994-1995 87,4 8,7 3,9 86,4 72,6 86,3 4,3 9,4 93,4 67,3 1995-1996 87,6 8,1 4,3 87,8 69,9 86,4 3,3 10,3 88,6 62,7 1996-1997 91,0 3,2 5,8 99,3 72,4 90,0 3,1 6,9 95,3 78,8 1997-1998 93,2 2,8 4,0 94,5 79,9 91,0 2,5 6,5 89,0 74,3 1998-1999 95,3 1,9 2,8 97,3 86,2 92,5 1,4 6,1 82,6 73,7 1999-2000 95,4 2,3 2,3 97,3 88,4 92,1 1,3 6,6 83,6 73,4 2000-2001 95,9 1,8 2,3 97,8 88,1 93,1 1,4 5,5 79,1 81,5 2001-2002 93,2 2,8 4,0 98,2 94,5 95,8 1,0 3,2 79,7 84,8 2002-2003 97,5 1,5 1,0 99,4 95,4 98,1 0,7 1,2 78,4 90,9 2003-2004 98,6 0,4 1,0 99,1 95,4 96,6 1,5 1,9 90,3 94,0 2004-2005 99,3 0,5 0,2 99,6 97,3 98,6 0,9 0,5 98,4 94,5 2005-2006 99,2 0,5 0,3 99,8 97,5 98,7 0,8 0,5 98,5 95,2 2006-2007 99,3 0,4 0,3 99,9 97,8 98,8 1,0 0,2 99,3 95,4 (Nguồn: Phòng Giáo dục Lộc Hà)

Hiệu quả đào tạo được nâng cao góp phần quan trọng trong việc thực hiện công tác phổ cập trên địa bàn huyện, cụ thể:

- Tháng 4 năm 1992, huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.

- Tháng 10 năm 2002, huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tỷ lệ Can Lộc 92%, Thạch Hà 92,2% số xã đạt chuẩn.

- Tháng 12 năm 2002, huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ Thạch Hà 91,5%, Can Lộc 92% số xã đạt chuẩn.

Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả đào tạo vẫn đang đứng trước những thách thức bởi nguy cơ bỏ học của một số ít học sinh TH, THCS các vùng khó khăn, vùng đồng bào theo đạo thiên chúa giáo vẫn còn.

2.2.8. Công tác xã hội hoá giáo dục.

Quán triệt Nghị quyết TƯ2 khoá VIII của Đảng với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và là một trong 6 tư tưởng chỉ đạo phát triển GD - ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH, vừa là một trong các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập, làm cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học suốt đời… nhằm nâng cao chất lượng xã hội hoá cá nhân để họ có thể làm việc hiệu quả trong đời sống xã hội.

Trong những năm qua, sự chuyển biến rõ nét XHH giáo dục là sự chuyển biến trong nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, làm cho các nguồn lực, quy mô, chất lượng giáo dục ổn định, từ chỗ trước năm 1996 chưa có trường chuẩn quốc gia đến nay đã có 15 trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh phí từ nguồn XHH đạt hơn 5,4 tỷ đồng năm 2007.

Đẩy mạnh, kết hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích tài

năng dạy giỏi, học giỏi. Đã có nhiều hội phụ huynh, hội khuyến học, quỹ hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học giỏi hoạt động có hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác XHH giáo dục cũng còn một số hạn chế, hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp chưa thường xuyên, sự kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa có cơ chế rõ ràng để huy động nguồn lực cho giáo dục một cách có hiệu quả.

2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG2.3.1. Mặt mạnh. 2.3.1. Mặt mạnh.

Quy mô, mạng lưới trường lớp tương đối hoàn chỉnh, phát triển ổn định; đội ngũ giáo viên đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chất lượng và hiệu quả đào tạo ngày càng tăng cao; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS vững chắc; xã hội giáo dục mạnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

2.3.2. Mặt yếu kém.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn mất cân đối, chậm đổi mới công tác quản lý và phương pháp giảng dạy; CSVC, TBDH còn thiếu và nghèo nàn, lạc hậu.

- Trình độ trên chuẩn; trình độ lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên còn rất hạn chế, khó có thể xây dựng, phát triển trường học theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

2.3.3. Những thuận lợi.

Phong trào giáo dục được sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phong trào xã hội hoá phát triển mạnh, sự đầu tư cho

giáo dục có hiệu quả; chất lượng giáo dục ngày càng có sự tiến bộ. Hội đồng giáo dục các cấp từng bước hoạt động có hiệu quả.

2.3.4. Những khó khăn, thách thức.

Mặc dù có những thuận lợi rất cơ bản nhưng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục phổ thông hiện nay, giáo dục tiểu học, THCS Lộc Hà đang còn nổi cộm lên những vấn đề sau:

Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng nguồn nhân lực của huyện; việc phát triển du lịch - dịch vụ, đô thị hoá tăng nhanh, dân số biến động làm ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục. Một số phòng học, phòng chức năng còn là phòng cấp 4, khó chống chọi với thiên tai.

CHƯƠNG 3

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỘC HÀ, HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 3.1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Mục tiêu phát triển KT - XH của nước ta đến năm 2020 được Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [17, 148].

- Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã cụ thể hoá chiến lược phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xác định:

“Từ nay đến 2020 giáo dục - đào tạo nhằm các mục tiêu sau:

Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi.

Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ” [15, 31].

- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đề ra những mục tiêu phát triển chung và những mục tiêu cụ thể cho từng cấp học đến năm 2010, trong đó:

+ Đối với giáo dục tiểu học: “Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt; củng cố và

nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010” [4, 59-60].

+ Đối với giáo dục THCS: “Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010, tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 75% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 90% vào năm 2010” [4, 62].

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo. năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI với quyết tâm huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng Hà Tĩnh sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, với phương hướng:

“Đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, tập trung cao độ mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá”; “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá và các hoạt động xã hội”; “Phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung” [12, 15]. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 là:

* Về kinh tế:

- Đến năm 2010, có cơ cấu GDP: Công nghiệp - xây dựng 35%. thương mại - dịch vụ 37%; nông - lâm - ngư nghiệp 28%.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 55 vạn tấn.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt từ 25 - 30 triệu đồng/ha/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người trên 10 triệu đồng/năm.

- Thu ngân sách nội địa trên 1.200 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 120 triệu USD.

* Về xã hội:

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.

- 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đạt chuẩn quốc gia.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3 - 4%; mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 3 vạn lao động.

3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. năm 2010 và những năm tiếp theo.

Về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI cũng nêu rõ:

“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Hoàn chỉnh quy hoạch phát

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w