9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.5.2.5. Phương pháp sử dụng chương trình phần mềm của Bộ Giáo
dục và Đào tạo:
Đây là một phương pháp thông dụng để dự báo số lượng học sinh, là một phần mềm đã lập trình sẵn, nó có thể cho phép tính toán luồng học sinh trong suốt cả hệ thống giáo dục và đào tạo. Một học sinh chỉ có thể lên lớp, hoặc bỏ học, hoặc lưu ban. Do vậy phương pháp này dựa vào các chỉ số tỷ lệ quan trọng: Tỷ lệ học sinh vào lớp đầu cấp; tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ lưu ban, tỷ lệ bỏ học và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học và THCS. Trên cơ sở các số liệu về: Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, dân số độ tuổi học sinh tiểu học và dân số độ tuổi học sinh THCS.
Dựa vào chỉ tiêu cơ bản theo định hướng chiến lược phát triển GD - ĐT đến năm 2010 có:
- Tỷ lệ học sinh tiểu học/dân số độ tuổi (6 đến 10 tuổi). - Tỷ lệ học sinh THCS/dân số độ tuổi (11 đến 14 tuổi).
- Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ Tiểu học lên THCS. - Tỷ lệ lớp/phòng học của Tiểu học và THCS. - Định mức giáo viên/lớp của Tiểu học và THCS…
Căn cứ vào các chỉ số trên, sử dụng chương trình phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo với nguyên tắc lấy số liệu của năm 2005 làm gốc để xác định dự báo các chỉ số tương ứng của từng năm cho tới 2015. Trong đó có học sinh lớp T + 1 năm học n + 1, được xác định căn cứ vào số học sinh lớp T và T + 1 ở năm học n với các tỷ lệ lên lớp , lưu ban đã được xác định của năm học n theo:
Như vậy ta có thể tính được số lượng học sinh cho các lớp 1, 2, 3, ….8, 9 ở các năm học tiếp theo trong thời kỳ dự báo. Trên cơ sở đó, chúng ta có các chỉ số nhu cầu về lớp, số phòng học, số chỗ ngồi và số giáo viên cần thiết cho từng năm, cũng như các điều kiện đảm bảo khác phục vụ việc dạy và học.