Vai trò của dự báo, dự báo giáo dục và ý nghĩa của công tác dự

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 35 - 37)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.5.1. Vai trò của dự báo, dự báo giáo dục và ý nghĩa của công tác dự

thống này của địa phương. Nội dung của quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và THCS của địa phương về cơ bản gồm những thành phần sau:

- Đánh giá thực trạng hệ thống giáo dục tiểu học và THCS của địa phương.

- Dự báo quy mô học sinh tiểu học và THCS. - Quy hoạch mạng lưới trường lớp.

- Quy hoạch các điều kiện phục vụ yêu cầu phát triển trường lớp, gồm: • Quy hoạch đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý.

• Quy hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị. - Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch.

1.5. VAI TRÒ CỦA DỰ BÁO TRONG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

1.5.1. Vai trò của dự báo, dự báo giáo dục và ý nghĩa của công tác dự báo. dự báo.

Trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng nói chung, GD - ĐT nói riêng có những yếu tố mang tính xác suất, có những yếu tố mang tính ngẫu nhiên. Sự nhận thức tính chất của những cái có tính quy luật, cái có tính ngẫu nhiên là cơ sở lý luận quan trọng của dự báo.

V.I. Lê-nin nói: Khi xem xét bất cứ hiện tượng xã hội nào, trong sự vận động và phát triển của nó bao giờ cũng thấy có những vết tích của quá khứ, những cơ sở của hiện tại và những mầm mống của tương lai. Việc nghiên cứu để phát hiện ra quy luật của mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chính là cơ sở khoa học của công tác dự báo.

Xét về mặt tính chất thì dự báo chính là khả năng nhìn trước được tương lai với mức độ tin cậy nhất định và ước tính được những điều kiện khách quan để có thể thực hiện được những kết quả dự báo đó.

Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là phải thể hiện được một cách tổng hợp các kết quả dự báo theo những phương án khác nhau, chỉ ra được xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho việc quy hoạch, lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Đối với một dự báo có hai điểm cần được lưu ý:

- Một là: Mỗi dự báo phải là một giả thuyết nhiều phương án để chủ

thể quản lý lựa chọn;

- Hai là: Mỗi dự báo không chỉ nêu đơn thuần giả thuyết có căn cứ về

những gì có khả năng xảy ra trong tương lai, mà quan trọng hơn còn dự kiến cả những khả năng, các nguồn tiềm năng và biện pháp tổ chức cần thiết cho việc thực hiện giả thuyết được nêu.

Vì vậy, dự báo và kế hoạch hoá là những yêu cầu quan trọng nhất của công tác quản lý. Không có dự báo thì khó xác định phương hướng cho công tác quản lý; Quản lý mà không theo kế hoạch thì chỉ là một loạt các hoạt động tuỳ tiện, không có hiệu quả và dễ phạm sai lầm.

Dự báo giáo dục có ý nghĩa định hướng, đặt cơ sở khoa học cho việc xác định các phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu lớn của GD - ĐT.

Trong thời đại văn minh hậu công nghiệp, vai trò của dự báo giáo dục lại càng trở nên cực kỳ có ý nghĩa. Alvin Topler viết: “Nền giáo dục phải dịch chuyển vào tương lai…”, “để giảm nhẹ bớt ảnh hưởng của cú sốc tương lai, chúng ta phải bắt đầu bằng việc làm cho những suy đoán về tương lai phải được tôn trọng”, “việc này được thực hiện bằng nhiều cách như khuyến khích mọi người dự đoán những gì sẽ xảy ra” [1, 284]. Quá trình dự báo giáo dục được thể hiện qua sơ đồ 1.2.

Sơ đồ 1.2. Quá trình dự báo giáo dục:

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và trung học cơ sở huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh đến năm 2015 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w