- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.1. Mặt mạnh.
Quy mô, mạng lưới trường lớp tương đối hoàn chỉnh, phát triển ổn định; đội ngũ giáo viên đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chất lượng và hiệu quả đào tạo ngày càng tăng cao; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS vững chắc; xã hội giáo dục mạnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
2.3.2. Mặt yếu kém.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn mất cân đối, chậm đổi mới công tác quản lý và phương pháp giảng dạy; CSVC, TBDH còn thiếu và nghèo nàn, lạc hậu.
- Trình độ trên chuẩn; trình độ lí luận chính trị, tin học, ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên còn rất hạn chế, khó có thể xây dựng, phát triển trường học theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
2.3.3. Những thuận lợi.
Phong trào giáo dục được sự quan tâm sâu sắc, toàn diện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; phong trào xã hội hoá phát triển mạnh, sự đầu tư cho
giáo dục có hiệu quả; chất lượng giáo dục ngày càng có sự tiến bộ. Hội đồng giáo dục các cấp từng bước hoạt động có hiệu quả.
2.3.4. Những khó khăn, thách thức.
Mặc dù có những thuận lợi rất cơ bản nhưng trước yêu cầu tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục phổ thông hiện nay, giáo dục tiểu học, THCS Lộc Hà đang còn nổi cộm lên những vấn đề sau:
Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng nguồn nhân lực của huyện; việc phát triển du lịch - dịch vụ, đô thị hoá tăng nhanh, dân số biến động làm ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục. Một số phòng học, phòng chức năng còn là phòng cấp 4, khó chống chọi với thiên tai.
CHƯƠNG 3
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỘC HÀ, HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 3.1. NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Mục tiêu phát triển KT - XH của nước ta đến năm 2020 được Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [17, 148].
- Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) đã cụ thể hoá chiến lược phát triển KT - XH trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xác định:
“Từ nay đến 2020 giáo dục - đào tạo nhằm các mục tiêu sau:
Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi.
Nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ” [15, 31].
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đề ra những mục tiêu phát triển chung và những mục tiêu cụ thể cho từng cấp học đến năm 2010, trong đó:
+ Đối với giáo dục tiểu học: “Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt; củng cố và
nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010” [4, 59-60].
+ Đối với giáo dục THCS: “Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau THCS, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010, tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 75% năm 2000 lên 80% năm 2005 và 90% vào năm 2010” [4, 62].
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo. năm 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI với quyết tâm huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng Hà Tĩnh sớm trở thành tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung, với phương hướng:
“Đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, tập trung cao độ mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá”; “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá và các hoạt động xã hội”; “Phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015 Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của miền Trung” [12, 15]. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2010 là:
* Về kinh tế:
- Đến năm 2010, có cơ cấu GDP: Công nghiệp - xây dựng 35%. thương mại - dịch vụ 37%; nông - lâm - ngư nghiệp 28%.
- Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 55 vạn tấn.
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt từ 25 - 30 triệu đồng/ha/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người trên 10 triệu đồng/năm.
- Thu ngân sách nội địa trên 1.200 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 120 triệu USD.
* Về xã hội:
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.
- 100% trạm y tế xã có bác sĩ và đạt chuẩn quốc gia.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,7%; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3 - 4%; mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 3 vạn lao động.
3.1.3. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. năm 2010 và những năm tiếp theo.
Về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI cũng nêu rõ:
“Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS; đến năm 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Quy hoạch, đầu tư xây dựng Trường Chuyên tỉnh đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân tài; sớm hình thành trường Đại học Hà Tĩnh trên cơ sở
Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Sư phạm. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trước mắt và lâu dài. Chủ động đón trước nhu cầu lao động cho việc hình thành các khu vực, ngành nghề kinh tế mới, tổ chức đào tạo, dạy nghề để lao động tỉnh nhà đủ khả năng tham gia vào thị trường lao động mới ngay tại tỉnh khi các công trình, dự án lớn được triển khai.
Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu đến năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Triển khai tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân chăm lo phát triển giáo dục, đồng thời đảm bảo cho mọi người, nhất là những đối tượng thuộc gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng thụ thành quả giáo dục; mở rộng, đa dạng hoá các loại hình trường lớp; đẩy mạnh hoạt động của Hội khuyến học, các trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Chuyển dần các cơ sở đào tạo và dạy nghề công lập và một phần các cơ sở giáo dục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng hợp lý, từng bước kiên cố hoá, hiện đại hoá và chuẩn hoá”[12,16- 17].
3.1.4. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015. đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2015.
Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lộc Hà lần thứ I đã chỉ rõ: “Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại
hội tỉnh Đảng bộ khóa XVI, triển vọng phát triển mới của tỉnh; chủ động nắm bắt, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức; hoạch định chiến lược - quy hoạch phát triển huyện mới, thức dậy những tiềm năng, tạo bước phát triển đột phá trên một số lĩnh vực, làm tiền đề - nền tảng cho việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và xây dựng đô thị, phát triển du lịch - dịch vụ biển. Nâng dần độ đồng đều trong phát triển giữa các vùng, các xã. Dành ưu tiên cao cho phát triển giáo dục, đào tạo nghề. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, Dân số - gia đình và trẻ em. Đặc biệt quan tâm công tác XDGN - GQVL, thực hiện các chính sách xã hội. Bảo đảm vững chắc nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn” [11, 19-20] với các mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 12,5%/năm. - Thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/người/năm.
- Cơ cấu GDP: CN - TTCN - XD chiếm 25%, TM - DL - DV 35%, Nông - ngư - diêm - lâm nghiệp 40%.
- Thu ngân sách đạt 25 tỷ đồng/năm.
- Sản lượng lương thực đạt trên 25.000 tấn/năm.
- Sản lượng thủy sản đạt trên 5.000 tấn/năm, trong đó đánh bắt trên 3.000 tấn, nuôi trồng 2.000 tấn.
- Tổng giá trị đầu tư XDCB trên địa bàn đạt 700 - 800 tỷ đồng/năm. - Hoàn thành phổ cập bậc trung học, xây dựng 70% trường THCS, 100% trường tiểu học, 50% trường mầm non và 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
- 60 - 65% làng văn hoá, 75% gia đình văn hoá, 25% gia đình thể thao. - Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống dưới 0,7%.
3.1.5. Mục tiêu phát triển giáo dục huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo. năm 2010 và những năm tiếp theo.
Mục tiêu phát triển giáo dục huyện Lộc Hà được xác định trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I là: “Ưu tiên cao cho phát triển giáo dục, đào tạo, hướng vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chuẩn hoá và chống các biểu hiện tiêu cực. Quán triệt quan điểm chiến lược của Đảng về giáo dục và đào tạo, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển GD&ĐT phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; hình thành các trường học ở trung tâm huyện lỵ, đáp ứng 3 mục tiêu: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, làm tốt công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng Trung tâm Giáo dục thường xuyên, tiếp tục phát triển các trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, đầu tư kiên cố hoá trường lớp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên. Xây dựng Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, mở rộng quy mô và chất lượng dạy nghề. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá giáo dục, khuyến học và khuyến tài một cách sâu rộng, nghiên cứu và ban hành chính sách tạo động lực thu hút và phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, có tâm huyết, khơi dậy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của quê hương, phát triển toàn diện sự nghiệp GD & ĐT trong những năm tiếp theo. Kiên quyết đẩy mạnh phong trào chống gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, phấn đấu xây dựng đơn vị tiên tiến cấp tỉnh” [11, 23].
3.1.6. Căn cứ thực tế và dự báo dân số của huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Dân số học đường của bậc tiểu học và THCS trong thời kỳ quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chỉ số tỉ suất sinh, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên
từ năm 2000 đến 2005. Theo kết quả điều tra, các chỉ số này được thể hiện như bảng 3.1.
- Dân số học đường trong thời kỳ quy hoạch của hai bậc học này cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách dân số từ 2007 đến 2010. Đại hội Đảng bộ huyện Lộc Hà lần thứ I đề ra chỉ tiêu: Giảm tỉ suất sinh hàng năm từ 0,04% đến 0,05%/năm; Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 0,7%/năm và đạt mức sinh thay thế. Kết hợp giữa số liệu điều tra và chỉ tiêu giảm tỉ suất sinh chúng tôi được kết quả như bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Tỉ lệ sinh, chết và tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện.
Đơn vị tính: % người
Năm Tổng
dân số
Tỷ lệ sinh Tỷ lệ chết Tỷ lệ tăng tự nhiên
Tỷ lệ sinh % Số trẻ sinh Tỷ lệ chết % Số người chết Tỷ lệ tăng tự nhiên % Số người tăng thêm 2003 86.151 1,63 1.408 0,71 614 0,71 614 2004 86.494 1,53 1.326 0,66 571 0,83 715 2005 86.895 1,47 1.275 0,62 539 0,79 686 2006 87.306 1,35 1.178 0,58 506 0,77 672 2007 87.717 1,26 1.103 0,52 458 0,74 645 2008 88.122 1,18 1.036 0,49 433 0,68 603 2009 88.533 1,14 1.005 0,46 411 0,67 594 2010 88.943 1,09 967 0,44 388 0,65 579
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh)
3.2. DỰ BÁO SỐ LƯỢNG HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2015
3.2.1. Cơ sở và định mức tính toán trong dự báo.
3.2.1.1. Cơ sở tính toán:
* Căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng có xem xét đến tính khẳng định của kết quả các thời kỳ đánh giá nhiều năm và xu thế phát triển tất yếu của hiện tượng.
* Căn cứ vào định hướng phát triển của GD - ĐT được các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước xác định.