- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:
3.5. KHẢO NGHIỆM VỀ MẶT NHẬN THỨC TÍNH ĐÚNG ĐẮN VÀ
Sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu về lí luận, thực trạng phát triển giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn huyện từ 1990 đến 2007, xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học, THCS đến 2015 và đề ra các biện pháp để thực hiện quy hoạch, tác giả đã tiến hành lập phiếu xin ý kiến về tính khả thi của quy hoạch để xin ý kiến của 40 chuyên gia giáo dục gồm:
- Lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện: 4 người. - Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh: 1 người.
- Trưởng phòng, phó trưởng phòng Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh: 3 người.
- Cán bộ, chuyên viên các phòng Tiểu học và THPT Sở GD - ĐT Hà Tĩnh: 3 người.
- Lãnh đạo các phòng, ban huyện Lộc Hà: 3 người.
- Lãnh đạo và chuyên viên Phòng giáo dục huyện: 5 người
- Cán bộ quản lý các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện: 21 người.
Kết quả tổng hợp như sau:
Bảng số 3.20. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mặt nhận thức tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp thực hiện quy hoạch.
Biện pháp ĐIỂM SỐ
Tổng điểm Rất khả thi Khả thi Ít khả thi khả thiKhông
1 384 X 2 380 X 3 388 X 4 332 X 5 376 X 6 388 X
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* KẾT LUẬN:
Qua kết quả nghiên cứu luận văn, tác giả rút ra một số kết luận sau: 1. Quy hoạch phát triển GD - ĐT là một bộ phận của quy hoạch tổng thể KT - XH của đất nước và của từng địa phương, là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển giáo dục. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục phải tiến hành quy hoạch giáo dục đồng bộ với quy hoạch KT - XH để từng bước cụ thể hoá những định hướng, mục tiêu của chiến lược.
Quy hoạch giáo dục quan hệ chặt chẽ với quy hoạch các ngành trên địa bàn; là căn cứ để xây dựng kế hoạch, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển hài hoà, cân đối, phù hợp với sự phát triển KT - XH. Do vậy, quy hoạch phát triển giáo dục là công việc không thể thiếu được trong quản lý giáo dục và việc nghiên cứu lí luận quy hoạch phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của người quản lý.
2. Về mặt thực tiễn, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục tiểu học, THCS; đã phác hoạ một bức tranh khái quát về tình hình phát triển giáo dục tiểu học, THCS của huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, những chặng đường và những bước đi của nó trong suốt 15 năm qua. Với những ưu nhược chính sau:
+ Ưu điểm:
- Quy mô giáo dục ở cả hai bậc học tiểu học và THCS phát triển ổn định; mạng lưới trường lớp bố trí tương đối hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
- Chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày càng có những chuyển biến tích cực, số học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ngày càng tăng cao, thực hiện công bằng trong giáo dục.
- Phong trào xã hội hoá ngày càng sâu rộng. Phong trào giáo dục được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm sâu sắc; được các tổ chức, đoàn thể phối kết hợp giúp đỡ; được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Các điều kiện đảm bảo cho hệ thống giáo dục hoạt động ngày càng được quan tâm, tăng trưởng: đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và ngày càng được chuẩn hoá về trình độ, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục ngày càng lớn.
+ Nhượ đ ểc i m:
Qua phân tích thực trạng cho thấy giáo dục tiểu học và THCS trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn và bất cập sau:
- Việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều vẫn còn chậm; Giáo dục các vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều yếu kém.
- Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của việc đào tạo con người phát triển toàn diện; còn thiên về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển thể - mỹ, định hướng nghề nghiệp; sự chênh lệch chất lượng ở các vùng chưa được khắc phục có hiệu quả.
- Cơ sở vật chất có nhiều tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu chuẩn hoá và hiện đại hoá nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, môn thừa, môn thiếu; trình độ ngoại ngữ, tin học còn quá thấp.
3. Trên cơ sở lý luận quy hoạch và thực tiễn giáo dục tiểu học, THCS, luận văn đã xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học, THCS của huyện Lộc Hà đến 2015. Trong đó đã dự báo quy mô học sinh, lập quy hoạch phát triển trường lớp, quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên
và tính toán những điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch đến 2015.
4. Để thực hiện quy hoạch chúng tôi đã nghiên cứu, đề xuất các biện pháp thực hiện trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của 15 năm phát triển ngành giáo dục của huyện Can Lộc, Thạch Hà - Hà Tĩnh. Hệ thống biện pháp bao gồm:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương đối với giáo dục.
- Đảm bảo đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên.
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.
- Huy động tốt các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch. - Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện. - Tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hoá giáo dục.
* KHUYẾN NGHỊ: