- Về trình độ tin học, ngoại ngữ:
3.2.2.1. Các phương án dự báo:
* PHƯƠNG ÁN 1: Dự báo số lượng học sinh tiểu học và THCS theo chương trình phần mềm của Bộ GD - ĐT.
Phương án này được xây dựng dựa trên nguyên tắc lấy số liệu thực hiện của năm xây dựng kế hoạch làm gốc với các tiêu chí là: tỉ suất sinh, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, các nhóm độ tuổi theo cấp học, tỉ lệ học sinh/dân số, tỉ lệ học sinh/dân số độ tuổi, tỉ lệ tuyển mới, tỉ lệ lưu ban, tỉ lệ lên lớp, định mức giáo viên/lớp, định mức phòng học/lớp.
Phương án này được thực hiện qua ba bước sau đây:
- Bước 1: Dự báo dân số trong độ tuổi tiểu học nhập học (6 tuổi) và dân số trong độ tuổi tiểu học (6 - 10 tuổi), THCS (11 - 14 tuổi). Áp dụng phương pháp trên chúng tôi được kết quả sau đây (xem thêm phụ lục 17, 18):
Bảng số 3.3. Dự báo dân số trong độ tuổi nhập học tiểu học và dân số trong độ tuổi tiểu học và THCS.
Đơn vị tính: Người
Năm Dân số 6 tuổi Dân số 6 - 10 tuổi Dân số 11 - 14 tuổi
2007 1.578 7.732 8762 2008 1.487 7.649 8041 2009 1.408 7.495 7138 2010 1.326 7.295 6321 2011 1.275 7.074 5850 2012 1.178 6.674 5758 2013 1.103 6.290 5567 2014 1.063 5.945 5369 2015 1.065 5.684 5299
- Bước 2: Dự báo các tỉ lệ học sinh vào lớp 1, học sinh lên lớp, học sinh lưu ban, học sinh bỏ học, học sinh tiểu học hoàn thành chương trình và học sinh THCS được công nhận tốt nghiệp.
Bảng số 3.4. Dự báo tỉ lệ nhập học, lên lớp, lưu ban, hoàn thành chương trình tiểu học Giai đoạn Tỉ lệ HS vào lớp 1 Tỉ lệ HS lên lớp Tỉ lệ HS lưu ban Tỉ lệ HS bỏ học Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình TH 2007 - 2009 99,3% 99,4% 0,4% 0,2% 99,9% 2010 - 2012 99,5% 99,55% 0,3% 0,15% 100% 2013 - 2015 99,9% 99,8% 0,1% 0,1% 100%
Bảng số 3.5. Dự báo tỉ lệ tuyển sinh, lưu ban, lên lớp, được công nhận tốt nghiệp THCS từ năm 2007 đến 2015 Giai đoạn Tỉ lệ HS vào lớp 6 Tỉ lệ HS lên lớp Tỉ lệ HS lưu ban Tỉ lệ HS bỏ học Tỉ lệ HS được công nhận TN THCS 2007 - 2009 98,5% 97,3% 1,2% 1,5% 99,0% 2010 - 2012 99,2% 98,2% 0,8% 1,0% 99,3% 2013 - 2015 99,8% 99,1% 0,4% 0,5% 99,6%
- Bước 3: Nhập các chỉ số trên vào chương trình phần mềm để lấy kết quả. Theo đó ta có kết quả như bảng số 3.6 và 3.7 sau đây:
Bảng số 3.6. Kết quả dự báo số lượng học sinh TH theo chương trình phần mềm của Bộ GD - ĐT.
(người) (người) (người) (người) (người) (người) HS/dân
số độ tuổi
2007 - 2008 1.567 1.522 1.340 1.533 1.777 7.739 100,09% 2010 - 2011 1.319 1.398 1.477 1.568 1.659 7.421 99,77% 2015 - 2016 1.064 1.061 1.106 1.160 1.280 5.672 99,79%
Bảng 3.7. Kết quả dự báo số lượng học sinh THCS theo chương trình phần mềm của Bộ GD - ĐT. Năm học L6 (người) L7 (người) L8 (người) L9 (người ) Tổng số (người) Tỉ lệ HS/dân số độ tuổi 2007 - 2008 1.967 2.123 2.381 2.291 8.762 100,00% 2010 - 2011 1.279 1.461 1.687 1.879 6.306 99,76% 2015 - 2016 1.190 1.246 1.320 1.501 5.257 99,21%
* PHƯƠNG ÁN 2: Dự báo số lượng học sinh căn cứ theo các chỉ tiêu phát triển KT - XH địa phương:
Căn cứ vào mục tiêu phát triển KT - XH theo tinh thần Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) của BCH TW Đảng, mục tiêu phát triển về số lượng học sinh phổ thông của tỉnh Hà Tĩnh và mục tiêu phát triển GD - ĐT của Lộc Hà, Hà Tĩnh. Trong đó:
- Mục tiêu phát triển GD - ĐT của Nghị quyết TW2 được Bộ GD - ĐT cụ thể hoá trong “Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến 2010” và những năm tiếp theo là:
+ Đến năm 2010:
• Huy động 99% số học sinh trong dân số độ tuổi tiểu học; giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
• Phổ cập THCS trên phạm vi toàn quốc, huy động 90% số học sinh trong dân số độ tuổi THCS.
+ Đến 2015: Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi phổ cập trung học cơ sở, chuẩn bị tốt mọi tiền đề để phổ cập bậc trung học trên địa bàn toàn quốc vào năm 2020.
- Từ tình hình thực tế của tỉnh Hà Tĩnh, từ các mục tiêu được xác định trong Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh lần thứ XVI, ngành giáo dục - đào tạo Hà Tĩnh đã cụ thể hoá thành các chỉ tiêu phát triển GD - ĐT đến 2010 và những năm tiếp theo như sau:
• Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, huy động từ 99,5% đến 100% dân số trong độ tuổi tiểu học ra lớp đúng độ tuổi.
• Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập THCS, huy động 98,0% dân số trong độ tuổi THCS ra lớp đúng độ tuổi.
• Hoàn thành phổ cập bậc trung học trên địa bàn toàn tỉnh.
- Từ thực tiễn giáo dục Hà Tĩnh và những mục tiêu xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Đảng bộ huyện lần thứ Nhất, ngành giáo dục huyện Lộc Hà đã đề ra các chỉ tiêu phát triển giáo dục đến 2010 và các năm tiếp theo như sau:
a) Đối với tiểu học:
+ Huy động trên 99,8% số trẻ mẫu giáo ra lớp 1 và 99,9% học sinh tiểu học (6 - 10 tuổi)/DSĐT đến trường ; Huy động 75% trẻ khuyết tật vào học ở Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và các lớp hòa nhập.
+ Giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học xuống dưới 0,1% + 100% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình.
+ Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi - nhất là chuẩn 2 (chuẩn CSVC) và chuẩn 3 (chuẩn đội ngũ).
+ Phấn đấu có 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010, trong đó có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia ở mức 2.
b) Đối với THCS:
+ Duy trì và giữ vững chuẩn quốc gia phổ cập THCS, phấn đấu hoàn thành chương trình phổ cập bậc trung học vào năm 2010.
+ Phấn đấu đến 2010 có 50% trường THCS và đạt chuẩn quốc gia và năm 2015 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia.
+ Phấn đấu có 98,8% dân số trong độ tuổi THCS đến trường vào năm 2010 và 99,6% vào năm 2015.
+ Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 1,5% vào năm 2010 và dưới 0,5% vào năm 2015; Giảm tỉ lệ lưu ban xuống dưới 1,2% vào năm 2010, dưới 0,4% vào năm 2015.
+ Từ 2010 đảm bảo tỉ lệ học sinh THCS được công nhận tốt nghiệp trên 99%. Từ những chỉ tiêu trên ta có bảng 3.8 dưới đây:
Bảng số 3.8. Thống kê và dự báo số học sinh TH và THCS theo phương án 2.
Bậc/cấp học Năm học Dân số trong độ tuổi TH, THCS (người) Số HS trong thời kỳ quy hoạch (người) Tỉ lệ học sinh/dân số độ tuổi (%) TIỂU HỌC 2007 - 2008 7.732 7.739 100,09 2010 - 2011 7.382 7.406 100,33 2015 - 2016 6.489 6.446 99,34 THCS 2007 - 2008 8.762 8.762 100,00 2010 - 2011 6.912 6.868 99,36 2015 - 2016 5.899 5.857 99,29
* PHƯƠNG ÁN 3: Dự báo phát triển số lượng học sinh tiểu học và THCS đến năm 2015 bằng phương pháp ngoại suy xu thế tỉ lệ học sinh trong dân số độ tuổi.
Trên cơ sở thống kê số lượng học sinh các năm học đã qua và tính tỷ lệ học sinh đi học trong DSĐT, từ đó xác định hàm xu thế và dùng phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế để dự báo tỷ lệ học sinh tiểu học, THCS của huyện đến năm 2015. Phương pháp này được tiến hành qua 3 bước:
- Bước 1: Xác định tỉ lệ học sinh tiểu học và THCS so với dân số trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS trên địa bàn huyện từ năm học 1992 - 1993 đến năm học 2007 - 2008.
- Bước 2: Căn cứ vào diễn biến tỉ lệ học sinh đi học trong độ tuổi ở những năm qua để xác định quy luật và hàm xu thế phát triển của tỉ lệ này theo dãy thời gian.
- Tính toán tỉ lệ học sinh tương lai dựa vào dự báo dân số và dân số trong độ tuổi đến trường và hàm xu thế để suy ra số lượng học sinh đến trường từng năm trong tương lai.
Căn cứ vào sự phát triển trong quá khứ, chúng tôi thấy tỉ lệ học sinh tiểu học trong dân số của huyện trong 15 năm qua có sự biến động và diễn ra theo hàm lôgarit:
Y = a + b. lnt
Trong đó: Y là tỉ lệ học sinh/dân số độ tuổi, t là thứ tự thời gian,
a và b là các hệ số của phương trình.
Tỉ lệ học sinh THCS trong độ tuổi dân số trên địa bàn huyện trong 15 năm qua biến động theo chiều hướng tăng dần, hàm tuyến tính có dạng:
Y = a + bt
t là thứ tự thời gian,
a và b là các hệ số của phương trình.
- Bước 3: Theo tính toán, ta có được kết quả như bảng 3.9 và 3.10 dưới đây.
Bảng số 3.9. Thống kê và dự báo số lượng học sinh tiểu học theo phương án 3.
Năm học Dân số độ tuổi TH (người) Số học sinh TH (người) TH/DSĐT(%)Tỉ lệ học sinh
2007 - 2008 7.732 7.739 100,09
2010 - 2011 7.486 7.478 99,89
2015 - 2016 6.887 6.848 99,43
Bảng số 3.10. Thống kê và dự báo số lượng học sinh THCS theo phương án 3.
Năm học Dân số độ tuổi THCS (người) THCS (người)Số học sinh THCS/DSĐT(%)Tỉ lệ học sinh
2007 - 2008 8.762 8.762 100,00
2010 - 2011 6.984 6.959 99,64
2015 -2016 6.189 6.129 99,03
* PHƯƠNG ÁN 4: Dự báo số lượng học sinh bằng phương pháp chuyên gia:
Có 40 chuyên gia được hỏi ý kiến gồm: - Lãnh đạo Sở giáo dục - Đào tạo: 2 người;
- Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo: 3 người; - Lãnh đạo các Phòng giáo dục huyện, thị xã: 5 người;
- Chuyên viên tiểu học, THCS của Sở và Phòng giáo dục: 5 người; - Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS: 18 người;
Việc hỏi ý kiến chuyên gia được tiến hành trên các phiếu hỏi. Nội dung của phiếu hỏi ý kiến là tỉ lệ phần trăm (%) đi học thực tế của tiểu học, THCS tại các thời điểm 1991, 1996, 2000, 2006 và đề nghị chuyên gia phân tích, cho ý kiến dự báo tỉ lệ % số học sinh đi học so với dân số trong độ tuổi tại các thời điểm 2008, 2010 và 2015. Tổng hợp kết quả trả lời theo câu hỏi chọn có tỉ lệ số người đồng ý cao nhất như sau:
- Đối với bậc tiểu học: Có 20 người được hỏi ý kiến:
+ Năm học 2010 - 2011: có 17/20 ý kiến (85%) cho rằng số học sinh vào lớp so với dân số trong độ tuổi đạt 99,5%, 2 ý kiến đạt 100%, 1 ý kiến khác.
+ Năm 2015 - 2016 có 19/20 ý kiến (95%) cho rằng số học sinh đi học so với dân số trong độ tuổi đạt 99,7%, 1 ý kiến khác.
- Đối với THCS: Có 20 người được hỏi ý kiến:
+ Năm học 2010 - 2011: có 17/20 ý kiến (85%) cho rằng số học sinh vào lớp so với dân số trong độ tuổi đạt 97%, 2 ý kiến đạt 98,5%, 1 ý kiến khác.
+ Năm 2015 - 2016 có 18/20 ý kiến (90%)cho rằng số học sinh đi học so với dân số trong độ tuổi đạt 98,5%, 2 ý kiến đạt 99%.
Theo đó, kết quả dự báo về số lượng học sinh sẽ là:
Bảng 3.11. Dự báo số học sinh tiểu học, THCS theo phương án 4.
Bậc/cấp học Năm học Dân số trong độ tuổi (người) Số học sinh (người) Tỉ lệ học sinh/dân số độ tuổi (%) TIỂU HỌC 2007 - 20082010 - 2011 7.7327.428 7.7397.404 100,0999,68 2015 - 2016 6.012 5.967 99,25 THCS 2007 - 20082010 - 2011 8.7627.314 8.7627.298 100,0099,78 2015 - 2016 6.083 6.045 99,38
3.2.2.2. Lựa chọn kết quả dự báo số lượng học sinh qua 4 phương án:
3.2.2.2.1. Tổng hợp kết quả dự báo qua 4 phương án:
Bảng 3.12. So sánh kết quả dự báo qua 4 phương án.
Bậc học Phương án Tiêu chí 2010 - 2011Năm học 2015 - 2016Năm học TIỂU HỌC 1 Số học sinh (người) 7.421 5.672 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,77 99,79 2 Số học sinh (người) 7.406 100,33 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 6.446 99,34 3 Số học sinh (người) 7.404 99,68 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 5.967 99,25 4 Số học sinh (người) 7.404 5.967 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,68 99,25 THCS 1 Số học sinh (người) 6.306 5.257 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,76 99,21 2 Số học sinh (người) 6.959 6.129 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,64 99,03 3 Số học sinh (người) 7.298 6.045 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,78 99,38 4 Số học sinh (người) 7.298 6.045 Tỉ lệ HS/dân số trong độ tuổi (%) 99,78 99,38
- Với phương án 1: Phương án này được tính toán trên cơ sở tỉ suất sinh, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, các nhóm độ tuổi theo cấp học, tỉ lệ học sinh/dân số, tỉ lệ học sinh/dân số độ tuổi, tỉ lệ tuyển mới, tỉ lệ lưu ban, tỉ lệ lên lớp … và cho kết quả: học sinh tiểu học tăng dần từ năm học 1992 - 1993 đạt đến đỉnh cao năm học 2000 - 2001. Sau đó giảm dần rồi tăng ngược trở lại nhưng với tốc độ chậm; học sinh THCS tăng dần, đến năm học 2004 - 2005 thì đạt đến đỉnh cao rồi lại giảm dần. Phương án này cũng có số liệu tương đối gần với điều tra thực tế về công tác phổ cập trên địa bàn (được cập nhật liên tục qua thời điểm 01 tháng 01 hàng năm) và cũng có số liệu tương đối gần với
“Đề án phát triển giáo dục mầm non huyện Lộc Hà giai đoạn 2005 - 2010”.
Như vậy phương án này phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục tiểu học, THCS của huyện Lộc Hà.
- Với phương án 2: Phương án này dựa trên các mục tiêu phát triển KT - XH của cả nước và của địa phương. Các chỉ tiêu đó đã được xây dựng từ thực tiễn, đã tính toán đến các yếu tố khách quan, chủ quan; có lưu ý đến các vấn đề tâm lý, xã hội, truyền thống địa phương… Chính vì vậy kết quả dự báo tương đối phù hợp. Tuy nhiên, Lộc Hà là huyện mới thành lập, được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế để sớm phát triển thành một đô thị du lịch, dịch vụ trung tâm của tỉnh nên sẽ có nhiều tác động đến chỉ tiêu phát triển. Vì vậy, khi sử dụng phương án này cần tránh tình trạng xác định các chỉ tiêu chỉ dựa vào ý định chủ quan dẫn đến những chỉ tiêu cơ sở quá cao hoặc quá thấp.
- Với phương án 3: Kết quả tính toán phụ thuộc nhiều vào xu thế phát triển số lượng học sinh của 15 năm trước, không căn cứ vào những yếu tố quan trọng khác như tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học … Vì vậy, phương án này chỉ nên dùng để dự báo xu hướng, không nên dùng kết quả của nó cho việc tính toán quy hoạch cần độ chính xác tương đối cao.
- Với phương án 4: Phương án này có kết quả tương đối gần với phương án 1 và 2. Các chuyên gia được hỏi ý kiến đều là những người có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, giảng dạy ở bậc tiểu học, THCS, nhiều năm làm công tác phổ cập, am hiểu vùng đất, con người và tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Kết quả trả lời của các chuyên gia khá tập trung và đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này còn có hạn chế là: mỗi chuyên gia chỉ am hiểu tường tận về một vài lĩnh vực phụ trách, họ thiếu một cái nhìn toàn cục. Do vậy, phương án này có thể được coi là cách thức để kiểm chứng tính đúng đắn của phương án được chọn.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn phương án 1 để làm cơ sở cho