- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:
và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.
3.2.1. Biện pháp 1: Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh
thực hành cho học sinh
Mục tiêu của biện pháp
Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của hoạt động học tập để học sinh tự giác, tích cực học tập, trang bị và nâng cao nhận thức cho học sinh về mục tiêu, yêu cầu của học tập, kích thích niềm hứng thú, say mê trong học tập, xây dựng bầu không khí học tập tích cực.
Nội dung biện pháp
- Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học, tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng. Do vậy phải thường xuyên bồi dưỡng nhận thức của học sinh về tự học trong trong hoạt động học tập.
- Dạy học phải làm cho HS nhận thấy qua mỗi bài học, ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống.
- Tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Phổ biến nội quy học tập và rèn luyện, quy chế thi, kiểm tra, điều kiện được xét học bổng, chính sách ưu đãi đối với học sinh, các điều kiện buộc học sinh phải chuyển ra ngoài lớp chuyên hoặc phải chuyển trường...
Cách thức tiến hành
- Tạo động cơ học tập bằng cách làm cho học sinh nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học. Động cơ học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Ngay từ đầu năm học chúng ta cần làm cho các em nhận thức về lợi ích của việc học một cách tích cực và thiết thực, đồng thời tổ chức nghiêm túc học tập nội quy, quy chế của bộ, ngành và nhà trường... để xây dựng ý thức pháp luật, nếp sống có tổ chức, kỷ luật, nề nếp học tập và rèn luyện để học sinh phát triển toàn diện.
- Tăng cường tiếp xúc thường xuyên giữa học sinh và giáo viên trong và ngoài lớp học là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực và lôi cuốn học sinh tham gia học tập.
- Thường xuyên quan tâm đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
- Tổ chức thường xuyên hằng năm cho học sinh đi giao lưu với học sinh các trường chuyên trong khu vực, đặc biệt các trường có thành tích cao trong trong các kỳ thi HSG Quốc gia.
- Phát huy có hiệu quả vai trò đội xung kích của đoàn thanh niên trong tổ chức theo dõi, giám sát, nhắc nhở tình hình chấp hành nội quy, quy chế nhà trường của các lớp học sinh. Kịp thời nhắc nhở và xử lý kỷ luật đối với những học sinh vi phạm.
- Tổ chức thật hiệu quả các kỳ thi, đảm bảo trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực của học sinh, nghiêm khắc xử lý các trường hợp giáo viên và học sinh vi phạm quy chế.
- Cải tiến các mức học bổng cho học sinh vượt khó và học sinh có giải HSG từ cấp tỉnh trở lên, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.