- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:
và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp:
Mỗi biện pháp quản lý đều có ý nghĩa, vai trò riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình học tập. Đồng thời các biện pháp quản lý có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau, tạo điều kiện bổ sung cho nhau, tác động đồng bộ lên quá trình học tập, không chỉ giữa các biện pháp và ngay trong từng nội dung của mỗi biện pháp tạo thành một chỉnh thể thống nhất và thúc đẩy nhau phát triển, đồng thời cùng hướng tới một mục tiêu là quản lý hiệu quả hoạt động học tập.
Trong các biện pháp đã nêu, biện pháp Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò nền tảng cho các biện pháp khác, bởi vì suy cho cùng bản thân học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức.
Tuy nhiên để nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành cho học sinh một động cơ, thái độ học tập đúng đắn lành mạnh ngoài việc bản thân học sinh phải tích cực cố gắng thì các yếu tố khách quan có vai trò quan trọng.
Biện pháp Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực đến hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh là biện pháp quan trọng, khẳng định vai trò của người thầy tham gia trực tiếp truyền đạt kiến thức qua đổi mới phương pháp dạy học tạo ra những giờ học hiệu quả, tạo ra sự hứng thú, không nhàm chán trong học tập, qua đó bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Biện pháp Chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, phương pháp học tập thực hành là rất quan trọng. Biện pháp này làm cơ sở, làm tiền đề để các biện pháp khác tiến hành có hiệu quả. Biện pháp này làm tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho biện pháp cải tiến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Biện pháp Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn có thực hành của học sinh luôn gắn liền với đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là việc làm bắt buộc không thể thiếu trong công tác quản lý.
Biện pháp Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Biện pháp Tạo môi trường học tập lành mạnh, hấp dẫn đối với học sinh sẽ tạo môi trường sống và học tập an toàn và giàu tình thương để học sinh có thể phát huy được tối đa những năng lực và sở trường của mình. Để có môi trường học tập lành mạnh thì không thể thiếu vai trò của biện pháp Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục cùng chung tay góp sức trong mọi hoạt động qua đó sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động học tập nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung.
Như vậy, thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp quản lý nêu trên sẽ phát huy tốt các nguồn lực của nhà trường tác động mạnh mẽ đến hoạt động học tập của học sinh, mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.