Đánh giá chung về quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 53 - 59)

7. Cơ cấu của luận văn

2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham

Số liệu điều tra thu được và được thể hiện từ bảng 2.7 đến bảng 2.11, có thể cho thấy bức tranh thực trạng quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái trong biểu đồ 2.1:

Biểu đồ 2.1: So sánh thực trạng các nội dung quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái

Ghi chú:

NDQL1: Nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học có thực hành cho học sinh NDQL2: Quản lý việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh NDQL3: Quản lý thực hiện hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh NDQL4: Quản lý kết thúc hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh NDQ5: Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

2.4.1. Điểm mạnh:

Kết quả ở biểu đồ 2.1 cho thấy các biện pháp mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua có điểm trung bình chung từ 2,33 đến 2,81, sự khác biệt giữa ý kiến của CBQL và GV không nhiều, thể hiện sự đồng thuận giữa GV và CBQL trong đánh giá kết quả quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành ở trong nhà trường. Nội dung quản lý Nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học có thực hành cho học sinh được đánh giá thực hiện tốt nhất (NDQL1 có điểm TB của GV là 2,76, của CBQL 2,81) cho thấy Nhà trường bước đầu đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của học sinh để các em tích cực hơn trong tham gia hoạt động học tập các môn học có thực hành, từ đó góp phần hình thành năng lực thực hiện cho bản thân, đây cũng là mục tiêu giáo dục hiện nay Việt Nam

quản lý có hiệu quả việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn học có thực hành và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

2.4.2. Điểm yếu

Kết quả biểu đồ 2.1 cũng cho thấy hiện nay, nếu Nhà trường đã làm tương đối tốt công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh thì việc quản lý giai đoạn kết thúc hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh còn nhiều bất cập. Nội dung quản lý này chưa được CBQL và GV quan tâm thường xuyên, có điểm TBC thấp hơn các nội dung quản lý khác (điểm TB của GV 2,33, của CBQL 2,35). Do vậy, trong thời gian tới, Nhà trường cần chỉ đạo sát sao hơn nữa để thực hiện thường xuyên sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao trong kết quả giáo dục của nhà trường.

2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý

Tiến hành khảo sát CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.12:

Bảng 2.12: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

TT Các

yếu tố

Ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh

hưởng CBQL GV

CBQL GV CBQL GV CBQL GV X TB X TB

1 Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

1.1 ND1 6 22 3 3 1 4 2,5 3 2,6 2

2 Yếu tố thuộc về khách thể quản lý

2.1 ND2 6 15 4 15 0 0 2,6 2 2,5 3

2.2 ND3 4 4 6 26 0 0 2,4 4 2,13 4

3 Yếu tố thuộc về môi trường quản lý

3.1 ND4 8 22 2 8 0 0 2,8 1 2,73 1

3.2 ND5 4 4 4 19 2 7 2,2 5 1,9 5

3.3 ND6 6 19 2 7 2 4 2,4 4 2,5 3

Ghi chú:

ND1: Trình độ, năng lực, phẩm chất của người Hiệu trưởng

ND2: Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên dạy lý thuyết và thực hành

ND3: Phẩm chất và năng lực, kỹ năng học thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ND4: Chính sách, chủ trương, đường lối về đổi mới giáo dục

ND5: Phong trào giáo dục tại địa phương

Số liệu bảng 2.12 cho thấy:

Trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành thì yếu tố chủ thể quản lý là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (X=2,6), sau đó là yếu tố còn yếu tố môi trường quản lý là X= 2,38, và yếu tố khách thể quản lý là ảnh hưởng ít nhất với Xlà 2,32. Điều đó cho thấy, các trường THPT Chuyên muốn quản lý có hiệu quả hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh thì vai trò của Hiệu trưởng rất quan trọng.

Tuy nhiên nếu xét đến từng yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố chính sách, chủ trương, đường lối về đổi mới giáo dục lại có ảnh hưởng lớn nhất (X của CBQL là 2,80 và GV là 2,73) cùng xếp vị trí số 1. Điều đó cho thấy, tuy hệ thống các trường Chuyên đã được quan tâm, tạo điều kiện, nhưng muốn nâng cao năng lực thực hiện cho học sinh giỏi trong đào tạo nhân tài thì cần có chính sách cụ thể hơn, phù hợp hơn nữa, đặc biệt về tạo điều kiện đầu tư về giáo viên thực hành, về phòng hoc bộ môn.

Ngoài ra, yếu tố phong trào giáo dục tại địa phương lại không được đánh giá cao trong quản lý nhà trường, cùng xếp thấp nhất (X của CBQL là 2,2 và GV là 1,99) . Đây cũng là một tín hiệu lạc quan, bởi chất lượng giáo dục và hiệu quả trong quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên đúng do chỉ đạo của Ngành, do người đứng đầu nhà trường và sự nỗ lực của Thày và Trò, khác với chất lượng giáo dục đại trà.

Do vậy, để làm tốt hơn nữa công tác quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành thì Hiệu trưởng cần quan tâm đến cả ba nhóm yếu tố ảnh hưởng trên.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 20/01/2014, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về triển khai thực

hiện Nghị quyết 29-NQ/TW; nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Thứ hai, ban lãnh đạo nhà trường phải có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược đồng thời luôn quan tâm đến chất lượng mũi nhọn, có những cơ chế chính sách động viên GV giỏi, chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục thu hút, tuyển chọn được những giáo viên giỏi cho trường chuyên, tăng cường việc tự học tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đạt yêu cầu về chất lượng đội ngũ của trường chuyên.

Thứ ba, GV sớm phát hiện HS có năng khiếu, yêu thích môn học, say sưa, quyết tâm tìm tòi, có ý chí vươn lên. GV phải giỏi về chuyên môn, có phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và phát triển được tư duy của học sinh; biết khơi dậy niềm đam mê, kích thích sự sáng tạo của HS.

Thứ tư, là phải tạo được sự đồng thuận, sự chăm lo động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo sự gắn kết bền vững và có hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng HSG nói riêng.

Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng giúp học sinh tăng cường năng lực tự học một cách chủ động, sáng tạo.

Thứ sáu, đề xuất, tham mưu với các cấp các ngành, các đồng chí lãnh đạo cấp trên để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nhà trường đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tiểu kết chương 2

Thực trạng quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái được khảo sát gồm sáu nội dung và ý kiến của CBQL và GV là khá đồng thuận.

Nội dung quản lý nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập và quản lý việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn học có thực hành và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, việc quản lý giai đoạn kết thúc hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh được đánh giá thực hiện kém nhất.

Trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành thì yếu tố chủ thể quản lý là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó là yếu tố còn yếu tố môi trường quản lý và yếu tố khách thể quản lý là ảnh hưởng ít nhất.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN Lí HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÁC MễN Cể THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH THAM GIA ĐỘI TUYỂN THI HỌC SINH GIỎI

Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH, TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w