Thực trạng hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 40 - 53)

7. Cơ cấu của luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái

Tổ chức nghiên cứu

Để đánh giá được thực trạng hoạt động học tập của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái, đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và kết hợp phỏng vấn trên bốn nhóm đối tượng, đó là:

- 100 học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh và Tin học của 03 khối lớp10,11,12.

- 30 giáo viên đang giảng dạy và chủ nhiệm tại các lớp có học sinh tham dự - 10 cán bộ quản lý gồm Ban giám hiệu, tổ trưởng - tổ phó các các tổ chuyên môn, Bí thư đoàn thanh niên;

2.2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động học tập các môn có thực hành

Sử dụng phương pháp điều tra viết, đề tài tìm hiểu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi, kết quả thu được biểu hiện trên bảng 2.1:

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động học tập các môn có thực hành ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Mức độ

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan trọng

Tổng cộng

SL % SL % SL % SL %

Học sinh 28 28% 67 67% 5 5% 0 0% 100

Số liệu bảng 2.1 cho thấy:

Hầu hết tất cả các học sinh được hỏi đều có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập khi tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành. Các em cho rằng học tập có vai trò quan trọng và rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ của bản thân (chiếm 95%). Khi được hỏi các em đều cho rằng học tập có vai trò quan trọng, giúp các em củng cố kiến thức đã học, học giúp mở rộng tri thức, giúp các em phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Kết quả phỏng vấn cho thấy đa số học sinh coi việc học tập là phương

tiện chứ không phải mục đích như học lấy điểm cao, học để đạt học bổng, học để không phải vì điểm phẩy trung bình cao, thậm chí không phải để cho bố mẹ vui lòng, hay học để đối phó….Việc xác định đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của hoạt động học tập sẽ giúp học sinh xác định được động cơ, thái độ học tập trên cơ sở đó định hướng cho học sinh có ý thức rèn luyện, phấn đấu trong quá trình học tập. Vì vậy việc học tập nghiêm túc sẽ làm cho tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, trừu tượng hóa và cả trực giác khoa học được bồi dưỡng và rèn luyện, tạo điều kiện để phát triển tư duy và khả năng nhận thức cho HS.

Để đạt được những yêu cầu học tập đối với học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành thì việc tập trung cao vào học tập rất quan trọng.

Chính vì vậy, có thể nói bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường THPT và nhất là THPT chuyên.

2.2.2. Thực trạng chuẩn bị học tập các môn có thực hành của học sinh

2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập các môn có thực hành của học sinh Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập đối với học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành, kết quả thu được biểu hiện trên bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

TT Mức độ

Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

1 ND1 51 51% 24 24% 25 25%

2 ND2 17 17% 43 43% 40 40%

3 ND3 34 34% 43 43% 23 23%

4 ND4 14 14% 20 20% 66 66%

Ghi chú:

ND1: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đúng ND2: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện ND3: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đầy đủ ND4: Không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và không đủ thời gian học tập.

Số liệu bảng 2.2 cho thấy:

Kết quả thu được trong bảng cho thấy chỉ có 51% học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đúng kế hoạch, thời gian biểu đó, 24% học sinh thỉnh thoảng lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và thực hiện đúng, 25 % học sinh không bao giờ lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập. Như vậy số học sinh thường xuyên lập kế hoạch chiếm một nửa số học sinh được hỏi, qua bảng số liệu nhận thấy nhận thức của các em về việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện đúng theo kế hoạch tương đối tốt.

Cũng qua bảng 2.2.cho thấy: 17 % ý kiến học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đúng, 40 % ý kiến học sinh cho rằng thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đầy đủ, 66 % ý kiến học sinh cho rằng không bao giờ không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và khụng đủ thời gian học tập. Rừ ràng việc xõy dựng kế hoạch học tập hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch là bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, lưu giữ nó ở thuận tiện để có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của học sinh trong suốt một thời gian, kế hoạch học tập là bảng phân phối thời gian hợp lý dựa trên yêu cầu và nhiệm vụ học tập.

Kế hoạch này phải do chính học sinh xây dựng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì còn một phần lớn học sinh không xây dựng được kế hoạch học tập. Qua trao đổi các em cho biết: Kế hoạch học tập đã được nhà trường xây dựng, các em chỉ biết thực hiện theo thời khoá biểu và tiến độ đã vạch sẵn hoặc kế hoạch do giáo viên xây dựng theo từng chuyên đề bài giảng. Rất ít em xây dựng kế hoạch học tập từng môn học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Đây là thực trạng đáng lo ngại, điều này dẫn đến việc học sinh học tập tùy tiện, không có kế hoạch, không phân bố đủ thời gian để học tập và rèn luyện, có thể làm lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, đồng thời là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng học lệch, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì nguyên nhân của thực trạng trên, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, đa số cán bộ quản lý và học

sinh đều cho rằng ngoài những yếu tố thuộc về chủ quan của bản thân người học, còn có nguyên nhân thuộc về công tác quản lý hoạt động học tập của nhà trường.

2.2.2.2. Thực trạng chuẩn bị bài, cập nhật thí nghiệm cho bài thực hành của học sinh

Thực trạng chuẩn bị bài, cập nhật thí nghiệm cho bài thực hành của học sinh được tiến hành điều tra trên giáo viên và học sinh theo thang điểm 3 mức độ: Tốt: 3 điểm, bình thường: 2 điểm, chưa tốt: 1 điểm.

Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Thực trạng chuẩn bị bài, cập nhật thí nghiệm cho bài thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

T T

Mức độ

Tốt Bình

thường

Chưa tốt

GV X

GV Thứ

bậc

HS X

HS Thứ GV HS GV HS GV HS

1 ND1 12 24 16 39 2 37 2,33 1 1.87 2

2 ND2 11 48 13 41 6 11 2,16 2 2.37 1

Ghi chú:

ND1: Học bài cũ và nghiên cứu trước bài học

ND2: Nghiên cứu và cập nhật thí nghiệm của khu vực và thế giới cho bài thực hành.

Số liệu bảng 2.3 cho thấy:

Việc học bài cũ và nghiên cứu trước bài học cho thực hành trên phòng bộ môn chưa được học sinh thực hiện nghiêm túc (X= 1,87). Đây là thực trạng đáng lo ngại bởi vì hầu hết các em học sinh trường chuyên được gia đình đầu tư nhiều thời gian cho học tập, bên cạnh đó nhiều học sinh chưa lập được kế hoạch học tập cho bản thân mà hoàn toàn phụ thuộc kế hoạch do nhà trường và thầy cô xây dựng. Vì vậy, nhà trường và giáo viên cần có những biện pháp thích hợp để giúp các em khắc phục tình trạng này.

Việc nghiên cứu và cập nhật thí nghiệm của khu vực và thế giới cho bài thực hành hiện nay đa số học sinh thực hiện tương đối tốt (X= 2,37), khi trao đổi trực tiếp các em đều cho rằng việc nghiên cứu trước bài là rất tốt, sẽ giúp hiểu bài nhanh hơn, cập nhật các dạng bài mới, giờ học sẽ sôi nổi hơn, tuy nhiên hiện nay một số

em trong đội tuyển dành nhiều thời gian cho học lại bài cũ và ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi Đại học do vậy không có thời gian và thói quen nghiên cứu trước bài.

2.2.3. Thực trạng thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh

Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh trong thời gian ôn đội tuyển tại nhà trường trong thời gian qua, tiến hành khảo và kết quả điều tra được thể hiện trên bảng 2.4:

Bảng 2.4: Thực trạng thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

T T

Mức độ

Tốt Bình

thường

Chưa tốt

GV X

GV Thứ

bậc HS

X

HS Thứ

GV HS GV HS GV HS

1 ND1 20 60 7 37 3 3 2,56 5 2.57 2

2 ND2 23 66 5 29 2 5 2,70 3 2.61 1

3 ND3 16 49 9 46 5 5 2,36 6 2.44 5

4 ND4 21 52 6 38 3 10 2,60 4 2.42 6

5 ND5 24 62 5 28 1 10 2,76 1 2.52 3

6 ND6 23 69 6 17 1 4 2,73 2 2.45 4

Ghi chú:

ND1: Đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học học trên lớp cũng như ở phòng thực hành ND2: Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, giáo viên

ND3: Ý thức phát biểu xây dựng bài

ND4: Thực hiện đúng và sáng tạo nội dung bài thực hành trong buổi học ND5: Thực hiện đúng và sáng tạo kỹ năng thực hành trong buổi học

ND6: Tham gia hoạt động hợp tác trong đội tuyển để hoàn thành nhiệm vụ thực hành.

Số liệu bảng 2.4 cho thấy:

Học sinh đi học đúng giờ và tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp cũng như các buổi học chuyên đề và học tại phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó nhà trường luôn động viên, khuyến khích những học sinh thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường và có những hình thức kỷ luật đối với học sinh chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường để đưa hoạt động học tập của học sinh vào nề nếp.

Việc thực hiện các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian ôn đội tuyển tại nhà trường trong thời gian qua ở mức tốt và khá. Cụ thể ý thức học sinh

đứng thứ 3; học sinh 2,61 đứng số 1), điều này phù hợp với thực tế bởi vì đa số các em học sinh vào học tại trường đều là những em được lựa chọn kỹ lưỡng, chăm ngoan học giỏi và có tình thần vượt khó rất cao, có ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường.

Ý thức phát biểu xây dựng bài ở lớp được giáo viên đánh giá ở các mức độ khác nhau, qua trao đổi với giáo viên dạy nhận thấy: ý thức xây dựng bài thấp nhất đối với học sinh lớp 12 và tốt nhất đối với học sinh lớp 10, qua trao đổi với học sinh cũng có thấy được điều này. Trao đổi về vấn đề này đa số các em học sinh cho rằng do phương pháp dạy học của một số giáo viên chưa chưa phát huy tính tích cực của học sinh nên tạo ra phương pháp học tập thụ động, các em còn rụt rè và nhút nhát trong giờ học, rất ngại phát biểu xây dựng bài ở lớp. Đây là tình trạng khá phổ biến trong các lớp học hiện nay. Để khắc phục hiện tượng này nhà trường cần phải có nỗ lực rất lớn đặc biệt là các thầy, cô giáo trong việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm và luôn tìm cách tạo động lực cho học sinh bên cạnh công tác động viên khen thưởng.

Thực hiện đúng và sáng tạo nội dung bài thực hành trong buổi học được giáo viên và học sinh đánh giá ở mức khá (TBC của giáo viên 2,6 xếp hạng 4; học sinh 2,42 xếp hạng 6). Điều này phản ánh đúng thực tế hầu hết các em vào các trường chuyên đều là có học lực từ khá và giỏi.

Thực hiện đúng và sáng tạo kỹ năng thực hành trong buổi học, đa số các em cho biết có phương pháp học tập tốt, có xây dựng thời gian biểu học tập, tuy nhiên các em không được giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch học tập một cách thường xuyên. Đây là vấn đề mà nhà trường cần quan tâm, giúp đỡ các em xác định được phương pháp học tập đúng đắn để nâng cao chất lượng học tập.

Tham gia hoạt động hợp tác trong đội tuyển để hoàn thành nhiệm vụ thực hành, đại đa số các em có tinh thần học tập tích cực, chịu khó tìm tòi học hỏi và chú ý nghe giảng, tích cực tự học nâng cao trình độ, năng học hỏi bạn bè và thầy cô.

2.2.4. Thực trạng kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh

Để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh trong thời gian ôn đội tuyển tại nhà trường trong thời gian qua, tiến hành khảo và kết quả điều tra được thể hiện trên bảng 2.5:

Bảng 2.5: Thực trạng kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

T T

Mức độ

Tốt Bình

thường Chưa tốt GV X

GV Thứ

bậc HS

X

HS Thứ

GV HS GV HS GV HS

1 ND1 6 24 15 53 9 23 1,90 2 2.01 1

2 ND 7 26 14 45 9 29 1,93 1 1,97 2

Ghi chú:

ND1: Thực hiện làm lại bài đã chữa trong buổi thực hành

ND2: Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn qua học thực hành.

Số liệu bảng 2.5 cho thấy:

Phần lớn các em đều dành nhiều thời gian cho học tập và thường xem lại bài do thầy cô đã chữa, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ học sinh chưa dành thời gian để làm lại bài tập do thầy cô đã chữa (TBC của giáo viên 1.9; học sinh 2,01). Đây là thực trạng phổ biến của học sinh hiện nay, nhiều học sinh giỏi chỉ phát huy tốt những dạng bài quen đã làm còn những bài mới thường bế tắc đồng thời học nhanh quên.

Việc hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn chưa thực sự tốt (TBC của giáo viên 1,93; học sinh 1,97). Qua trao đổi với giáo viên nhận thấy: Học sinh chỉ có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn gần với bài học đã được giáo viên định hướng.

Đánh giá chung Mặt mạnh

Hoạt động học tập vẫn là một hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT chuyên, các em có tinh thần vượt khó có khả năng tự học, có ý thức thái độ đối với học tập cao, luôn chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học, các em có năng

lực tiếp thu kiến thức và nhận thức vấn đề nhanh, rừ ràng, cú ý thức tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

Mặt yếu

Việc xây dựng kế hoạch học tập chưa được giáo viên và các em học sinh quan tâm, việc nghiên cứu trước bài trước chưa được quan tâm, phương pháp học đôi khi chưa hiệu quả. Vì vậy mà khá nhiều học sinh không biết phân bổ thời gian học tập và hiệu quả trong học tập chưa cao. Nhiều em học sinh chưa có phương pháp học tập tích cực. Mặc dù cơ sở vật chất, lớp học được đánh giá tốt nhưng nhà trường vẫn chưa trang bị được các trang thiết bị hiện đại, phục vụ thực hành. Điều mà giáo viên và học sinh quan tâm là cũng cần phải đầu tư thêm sách, giáo trình và tài liệu tham khảo trong thư viện và nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết vấn đề chật hẹp của thư viện và phòng đọc. Để hoạt động học tập của học sinh có hiệu quả hơn nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa đến những vấn đề nêu trên.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động hoc tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái Tổ chức nghiên cứu

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động học tập đối với học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn thi có thực hành, đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát 10 CBQL của nhà trường, 30 giáo viên và 150 học sinh.

Nội dung điều tra tập trung vào tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý trên các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập của học sinh

Phương pháp nghiên cứu thực trạng chủ yếu bằng phiếu trưng cầu ý kiến, phỏng vấn và quan sát thực tế. Thiết kế 4 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến khác nhau cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và CBQL, trong đó có một số câu giống nhau nhằm có được những đánh giá khách quan của các đối tượng.

Kết quả của việc điều tra làm rừ bức tranh thực trạng quản lý hoạt động học tập đối với học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn thi có thực hành, từ đó để Nhà trường có cơ sở xây dựng biện pháp quản lý trong thời gian tới.

2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w