7. Cơ cấu của luận văn
1.2. Quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên
1.2.1. Quản lý giáo dục
* Khái niệm quản lý
Khoa học quản lý đã có một quá trình ra đời và phát triển, đến nay khoa học quản lý đă trở thành một ngành khoa học độc lập, có vai tṛò tác dụng to lớn đối với sự phát triển của xă hội loài người.
Thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Tâm lý học, quản lý được hiểu như sau:
Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó. [dẫn theo 11]
Từ những khái niệm quản lý nêu trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức vận hành và đạt mục tiêu đề ra.
* Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quản lý một lĩnh vực xã hội. Lĩnh vực này thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội và ngày càng phát triển. Nó hiện hữu trong mọi sản phẩm vật chất và tinh thần. Bởi lẽ, nó là loại hình hoạt động chuyên biệt nhưng lại ảnh hưởng tới toàn xã hội nói chung, tới mỗi bộ phận cấu thành của nó nói riêng. Do QLGD có tính đa cấp nên nó là loại hình QL được đông đảo thành viên tham gia, hơn nữa, bản thân nó là hoạt động mang tính xã hội – nhân văn. Vì vậy, cần phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa người dạy – người học, giữa cán bộ quản lý giáo dục với người học, rộng hơn là mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội.
Cũng như khái niệm quản lý, quản lý giáo dục cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý trẻ em
* Quản lý nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Nhà trường là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống quản lý giáo dục nào từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, nhà trường (nói chung) là khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý. Bởi lẽ, việc quản lý trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để đạt mục đích, mục tiêu, chất lượng, hiệu quả của nhà trường.
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
Quản lý nhà trường bao gồm nhiều nội dung: quản lý CSVC và thiết bị phục vụ cho việc học tập, giảng dạy; QL nguồn tài chính hiện có của nhà trường để xây dựng CSVC, trang thiết bị để tiến hành cho hoạt động dạy học và giáo dục; tổ chức đội ngũ nhà giáo, CBCNV, tập thể HS thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường; QL các hoạt động chuyên môn: QL chương trình, thời gian, QL chất lượng theo chương trình của Bộ, của nhà trường; QL việc học tập của HS theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
Như vậy, quản lý nhà trường là một bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục tổng thể, trong đó quản lý quá trình dạy học là một trong những hoạt động chủ yếu nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý của nhà trường. Xuất phát từ quản lý quá trình dạy học là sự thống nhất hữu cơ giữa quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động học tập của học sinh, tất cả các hoạt động quản lý nói trên đều là những tác động có phương hướng, có mục đích được phối hợp một cách đồng bộ nhằm giải quyết những nhiệm vụ quản lý của nhà trường trong đó sản phẩm cuối cùng của các hoạt động quản lý đều được biểu hiện tập trung ở sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
1.2.2. Khái niệm quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh trường THPT chuyên
Quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà trường. Thực chất quản lý học tập của học sinh là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến quá trình nhận thức của học sinh, quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và thời gian dành cho học tập và vui chơi, đó là những tác động có mục đích qua đó giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt hơn.
Mục đích của việc quản lý hoạt động học tập là làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh đạt tới kết quả mong muốn. Trước hết, chủ thể quản lý phải theo dừi để nắm bắt được những biểu hiện tớch cực và tiờu cực trong nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học tập, về thái độ, động cơ, ý thức học tập… của học sinh nói chung và của từng học sinh nói riêng để có biện pháp thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện ngày càng cao.
Mặc dù cùng được tuyển chọn vào học ở trường chuyên theo một tiêu chuẩn chung, nhưng các học sinh cùng lớp, cùng khóa cũng có những khác biệt về nhân cách. Những khác biệt đó làm cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như kết quả học tập, rèn luyện đạt được của các học sinh khác nhau.
Bên cạnh đó, chính bản thân học sinh có những biến đổi do tác động của giáo dục - đào tạo, môi trường học tập, xã hội làm cho sự cải biến nhân cách của họ trở lên đa dạng, phức tạp. Do đó, quản lý hoạt động học tập của học sinh là nhằm:
- Phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
- Theo dừi, tỡm hiểu để nắm được được những biểu hiện tớch cực và tiờu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của học sinh nói chung và của từng học sinh nói riêng.
- Theo dừi, thỳc đẩy, khuyến khớch học sinh phỏt huy cỏc yếu tố tớch cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao.
Tóm lại, quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh trường THPT chuyên là tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến đến hoạt động học tập của học sinh nhằm phát triển tư duy khoa học, tư duy môn học, hình thành kỹ năng thực hành môn học, thái độ độc lập, tự chủ và hợp tác của học sinh trong học tập, nhờ vậy nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
1.2.3. Quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên
Quản lý hoạt động học tập trong nhà trường không chỉ tác động vào việc trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được qua hoạt động dạy của thầy mà còn tác động vào quá trình người học tự làm giàu thêm hiểu biết, tự mình rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và nghề nghiệp tương lai.
Quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên bao gồm các nội dung:
(1) Nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học có thực hành cho học sinh
Ở bất kỳ bậc học hay cấp học nào hoạt động học tập cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh, tuy nhiên đối với học sinh ở các trường chuyên nó lại càng thiết thực hơn bởi hoạt động học tập của những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và được phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện, các em có tính độc lập, tự lực, tự giác, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức cũng như việc vận dụng tri thức vào các tình huống cụ thể. Do đó có thể nói hoạt động học tập là một khâu của quá
trình giáo dục, là một quá trình gia công, chế biến và tự điều khiển theo đúng mục tiêu giáo dục qui định.
Nhờ có học tập và chỉ bằng con đường học tập, người học mới có thể nắm vững tri thức, thông hiểu tri thức, bổ xung và hoàn thiện tri thức cũng như hình thành những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.
Hoạt động học tập của học sinh, không chỉ nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện thói quen, kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức của bản thân vào cuộc sống mà còn giáo dục tình cảm và những phẩm chất đạo đức của bản thân. Vì trên cơ sở những tri thức họ tiếp thu được nó có ý nghĩa sâu sắc đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, niềm tin, rèn luyện phong cách làm việc cá nhân cũng như những phẩm chất ý chí cần thiết cho việc tổ chức lao động học tập của mỗi học sinh; Bên cạnh đó còn rèn luyện cho họ cách suy nghĩ, tính tự giác, độc lập… trong học tập cũng như rèn luyện thói quen trong hoạt động khác. Nói cách khác hoạt động học tập hướng vào việc rèn luyện phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Mặt khác hoạt động học tập không những là yêu cầu cấp bách, thiết yếu của học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường để họ tiếp nhận tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân mà còn có ý nghĩa lâu dài trong suốt cuộc đời mỗi con người, đó là thói quen học tập suốt đời.
Để xây dựng nhận thức về ý nghĩa của việc học tập cho học sinh cần phải phối hợp chặt chẽ thống nhất sự giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong toàn trường. Xây dựng và thực hiện những nền nếp học tập, truyền thống học tập của nhà trường, đề ra những quy định thống nhất về hoạt động học tập, xây dựng tác phong học tập tốt cho học sinh, ngăn ngừa những hành vi sai trái. Vấn đề này có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả học tập và phát triển nhân cách của học sinh.
(2) Quản lý việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn có thực hành Hiệu trưởng trường THPT chuyên chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên dạy lý thuyết và thực hành đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi thực hiện việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn có thực hành, bao gồm:
- Chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch học thực hành của cá nhân: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh xây dựng kế hoạch học tập dài hạn và ngắn hạn sao cho phát huy tối đa năng lực tự học, luôn chủ động và lựa chọn được phương pháp học để học tập đạt hiệu quả cao nhất và tránh lãng phí thời gian. Trên cơ sở đó hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu đào tạo.
- Chỉ đạo việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, có cập nhật thí nghiệm của khu vực và thế giới cho bài thực hành.
(3) Quản lý thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp Hiệu trưởng trường THPT chuyên chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên dạy lý thuyết và thực hành hướng dẫn, giám sát học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành, bao gồm:
- Chỉ đạo theo dừi, đụn đốc việc thực hiện tiến độ kế hoạch và chương trỡnh học tập theo tiến độ thời gian và các quy định về nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Giám sát, kiểm tra kế hoạch thực hành tại phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
- Giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện các bài thí nghiệm tại phòng thực hành.
- Chỉ đạo khuyến khích học sinh sáng tạo trong thực hiện nội dung và kỹ năng thực hành trong buổi học.
- Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động hợp tác trong đội tuyển để hoàn thành nhiệm vụ thực hành.
(4) Quản lý kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành
Hiệu trưởng trường THPT chuyên chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên dạy lý thuyết và thực hành yêu cầu, hướng dẫn, giám sát học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành, bao gồm:
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, giám sát học sinh thực hiện làm lại bài đã chữa trong buổi thực hành.
- Chỉ đạo giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh luyện tập để hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn qua học thực hành.
(5) Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập thực hành
Nhằm thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo, người quản lý phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập thực hành của học sinh, bao gồm các nội dung:
- Quản lý thời khóa biểu học thực hành của học sinh.
- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.
- Quản lý hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học thực hành.
- Quản lý hệ thống phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn.
- Quản lý công tác thi đua khen thưởng đối với học sinh.
Các nội dung quản lý trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và được thể hiện bằng kế hoạch, nội quy, quy định về giảng dạy và học thực hành trong toàn trường.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập các môn có thực