Biện pháp 8: Đẩy mạnh xây dựng phong trào rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 72 - 74)

- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:

và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

3.2.8. Biện pháp 8: Đẩy mạnh xây dựng phong trào rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏ

học sinh giỏi

Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng học sinh giỏi giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực, năng khiếu, sở trường của học sinh. Thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi tức là giáo viên trực tiếp tác động đến học sinh bằng việc

sung kiến thức còn thiếu ở các em, định hướng và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu….

Nội dung biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, học sinh và Cha mẹ học sinh về công tác xây dựng đẩy mạnh phong trào học sinh giỏi

- Bồi dưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. - Phân loại, phát hiện và chọn học sinh giỏi.

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng. - Chăm lo phát triển đội ngũ.

Cách thức tiến hành

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh và Cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách bồi dưỡng nhân tài.

- Trong việc bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu của mình, nhưng sau quá trình được dìu dắt các em đã trưởng thành rất vững vàng và đạt thành tích cao

- Học sinh năng khiếu, số học sinh này thường không nhiều và chỉ do giáo viên trực tiếp dạy phát hiện được. Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất là từ lớp 10 đầu cấp Trung học phổ thông để có thể đạt kết quả cao.

-Tổ chức biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, có lộ trình xuyên suốt cả 3 năm học, tổ chức rèn kỹ năng theo cấu trúc đề thi HSG của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về tài liệu bồi dưỡng: Giáo viên tìm tòi, sưu tầm, dựa vào nội dung kiến thức trong các đề thi học sinh giỏi, thông qua trao đổi chuyên môn giữa các thầy cô có nhiều kinh nghiệm trong các trường chuyên trong cả nước đặc biệt các chuyên gia ở các trường Đại học có kinh nghiệm trong bồi dưỡng đội tuyển HSG.

- Phát triển đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định quan trọng về kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể:

+ Thu hút, tuyển dụng và giữ chân những người có năng lực trong công tác tại nhà trường, thu hút ngay từ đầu những học sinh có năng lực vào nghề sư phạm với các sự hỗ trợ và tạo động lực để họ phát triển.

+ Chú trọng công tác khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các thành tích của giáo viên về cả phương diện cá nhân lẫn tập thể.

+ Nhà trường ưu tiên tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, có phẩm chất tốt và những người có trình độ đại học và sau đại học có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền và định hướng nghề nghiệp giáo viên cho học sinh của nhà trường, đặc biệt học sinh đã tham gia đội tuyển HSG.

+ Xây dựng các điều kiện làm việc phù hợp như văn phòng làm việc, môi trường sư phạm, các phương tiện giảng dạy, các chế độ nghỉ ngơi, giải trí cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w