Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 71 - 72)

- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:

3.2.7.Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục

và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

3.2.7.Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục

Mục tiêu của biện pháp

Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt hiệu quả cao nhất, tập hợp được sức mạnh của các lực lượng tham gia giáo dục, qua đó xây dựng phong trào học tập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong Luật Giáo dục.

Nội dung biện pháp

- Xây dựng hệ thống thông tin hai chiều chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình - Phát huy vai trò của tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

- Nhà trường cần xây dựng hệ thống thông tin hai chiều chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Các thông tin về học sinh được cung cấp kịp thời đến gia đình thông qua bộ phận thường trực là giáo viên chủ nhiệm.

- Phối hợp với hội phụ huynh của trường trong giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền trong kêu gọi xã hội hóa.

- Học sinh nào học tập chưa chuyên cần đều được kịp thời thông báo đến gia đình để phối hợp nhắc nhỡ. Vận động gia đình học sinh tham dự đầy đủ các cuộc họp do nhà trường mời và đóng góp nhiều ý kiến góp phần phát triển toàn diện nhà trường. Việc giữ mối liên lạc thường xuyên và hiểu được khá đầy đủ các hoạt động của nhà trường sẽ giúp gia đình HS có niềm tin tưởng gửi con em học tập tại trường.

- Công đoàn cơ sở đã cùng nhà trường vận động giáo viên, công nhân viên tích cực giảng dạy, tích cực giáo dục, thông qua dạy chữ để dạy người.

- Đoàn trường, Hội Liên hiệp thanh niên là cầu nối quan trọng giữa nhà trường với học sinh, tạo ra nhiều phong trào thiết thực, tạo ra sân chơi lành mạnh cho HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- Hội Chữ thập đỏ, Hội Khuyến học cần tổ chức nhiều hoạt động như quyên góp giúp đỡ bạn nghèo, xây dựng quỹ thi đua khen thưởng HS nghèo vượt khó…

- Việc tổ chức hoạt động tự quản thông qua Ban cán sự lớp, Đội thanh niên xung kích… sẽ giúp nhà trường nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của mỗi HS và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm của GV để từ đó có những giải pháp quản lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 71 - 72)