7. Cơ cấu của luận văn
2.1. Vài nét về trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái 1. Quá trình thành lập và phát triển Nhà trường
Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành được thành lập với tiền thân là các lớp chuyên Toán của tỉnh Hoàng Liên Sơn được hình thành từ năm học 1977-1978 đặt đầu tiên ở trường phổ thông trung học Lào Cai rồi chuyển về trường phổ thông trung học Lý Thường Kiệt, thị xã Yên Bái. Ngày 10/10/1989, trường THPT chuyên Hoàng Liên Sơn được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ của Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn. Khi tỉnh Hoàng Liên Sơn tách thành 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, trường đổi tên thành Trường THPT chuyên Yên Bái. Từ ngày 05/02/2001, trường vinh dự được mang tên Trường Trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành, theo Quyết định số 71/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái.
Đến năm học 2014-2015 này, mô hình giáo dục THPT chuyên của tỉnh đã trải qua chặng đường 37 năm. Hiện nay nhà trường có bảy môn chuyên là: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học. Quy mô phát triển của trường khi xây xong trường mới sẽ là 24 lớp, mỗi khối có 8 lớp chuyên gồm chuyên Toán, Chuyên Toán-Tin, Chuyên Lý, Chuyên Hoá, Chuyên Sinh, Chuyên Anh, Chuyên Văn và 1 lớp chuyên Sử-Địa. Cơ sở vật chất của trường đang được Tỉnh đầu tư xây dựng trên đường Nguyễn Tất Thành với diện tích đất hơn 4 hec ta, tổng kinh phí xây dựng 128 tỷ đồng, với đầy đủ các công trình gồm nhà hiệu bộ, khu lớp học, khu phòng học bộ môn, khu ký túc xá, nhà đa năng, sân vận động, bể bơi...
Chiến lược phát triển của trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành trong những năm tiếp theo là: Hội nhập khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn trong việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài cho địa
học sinh trở thành những người có kiến thức vững vàng, có năng lực hoạt động xã hội một cách năng động, sáng tạo, có sức khỏe tốt, có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, có tấm lòng nhân ái, sẻ chia. Nhà trường tiếp tục tích cực thực hiện đổi mới theo hướng tiên tiến, phù hợp với địa phương; Xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn giỏi, đặc biệt là có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp, hội nhập và khai thác được tinh hoa kiến thức của nhân loại, có lòng yêu nghề, có tinh trần trách nhiệm.
2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà trường
- Mục tiêu của trường chuyên là phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
- Trường chuyên thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều lệ trường trung học và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông và các nội dung dạy học, giáo dục dành cho trường chuyên;
+ Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra đánh giá tiên tiến; tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn và sử dụng ngoại ngữ trong học tập, giao tiếp;
+ Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy và giao tiếp; có khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ trường chuyên;
+ Phát triển hoạt động hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý;
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường;
+ Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh;
+ Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường;
+ Tổ chức theo dừi việc học tập của cỏc cựu học sinh chuyờn ở trỡnh độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và việc sử dụng sau tốt nghiệp. Hỗ trợ việc tổ chức và hoạt động câu lạc bộ cựu học sinh của trường.
2.1.3. Tổ chức bộ máy của nhà trường và quy mô trường lớp Bộ máy tổ chức
• Ban Giám hiệu: 04 người
Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách các đội tuyển học sinh giỏi, Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và khoa học công nghệ.
• Các tổ chuyên môn:
1 . Toán tin 2. Tổ Lý - Hóa – Sinh –TD – CN 3. Tổ Văn - Sử - Địa- NN-GDCD 4. Tổ hành chính
• Các tổ chức chính trị - xã hội
• Các lớp học sinh Quy mô trường lớp
Nhà trường có 18 lớp, với 7 môn chuyên là Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh và Sinh; năm học 2014-2015 nhà trường có tổng số 617 HS. Số học sinh khá, giỏi hằng năm chiếm 98% trong đó HSG chiếm 40% tổng số học sinh toàn
trường; số học sinh tham gia các lớp bồi dưỡng HSG chiếm 2/3 số học sinh toàn trường ở tất cả các môn văn hóa Toán Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh, Tin và tiếng Anh.
2.1.4. Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên
Tính đến tháng 10 năm 2014, Nhà trường có:
• Cơ sở vật chất
Nhà trường tiếp tục duy trì và củng cố chất lượng trường chuẩn. Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT để được quy hoạch xây dựng ở điểm mới đảm bảo đạt chuẩn, trang thiết bị hiện đại.
Tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất, thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy gồm: Trang bị thêm thiết bị nghe nói ngoại ngữ trị giá hơn 200 triệu đồng; Mua bổ sung thiết bị, dụng cụ, hóa chất hơn 140 triệu đồng;
mua bổ sung 12 bộ bàn ghế học sinh.
Nhà trường đã được đánh giá ngoài và được UBND Tỉnh có Quyết định số 1037/QĐ-UBND, ngày 12/7/2011, công nhận trường Trung học đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp độ 3.
• Đội ngũ CBQL và giáo viên
- Hiện nay, nhà trường có 69 cán bộ giáo viên và nhân viên .Trong đó, Ban giám hiệu có 4 người, với 57 giáo viên trực tiếp đứng lớp, một tổ hành chính với 12 nhân viên. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 19 giáo viên có trình độ thạc sỹ và 7 giáo viên đang theo học thạc sỹ, nhà trường hiện nay có 01 tiến sỹ tham gia công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học
- Đội ngũ CB, GV đã được tuyển chọn, có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng chính trị vững vàng, yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
Luôn xác định dạy tốt là lương tâm, trách nhiệm; không ngừng học tập, nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thường xuyên tham gia học tập thực tế, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm nhằm ứng dụng vào công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Trong
những năm gần đây chất lượng dạy học có chiều hướng ổn định và nâng cao, tỷ lệ giáo viên đạt dạy giỏi cấp trường hàng năm là 100%; trong các năm học, giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đều 100% đạt loại giỏi. Nhà trường Đã tích cực vận động và sắp xếp để giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ.
- Khâu tuyển dụng giáo viên đúng quy trình, chặt chẽ, công bằng. Nhà trường đã thu hút được giáo viên giỏi về công tác. Lực lượng giáo viên trẻ mới tuyển chiếm tỷ lệ khá đông, tuy có kiến thức và năng lực chuyên môn tốt nhưng kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.
2.1.5. Đánh giá kết quả học tập
* Những kết quả nổi bật
Về chất lượng giáo dục vẫn được duy trì ổn định và từng bước được củng cố nâng cao, học sinh tự giác trong học tập, hăng hái ôn luyện bồi dưỡng tham gia các kỳ thi HSG, số học sinh có hạnh kiểm khá, trung bình giảm so với năm học trước.
Tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt từ 98% trở lên, trong đó học sinh Giỏi thường duy trì 42%.
Hạnh kiểm tốt đạt: 99%; hạnh kiểm khá: 1%; trung bình 0%
Kết quả thi học sinh giỏi các cấp được duỳ trì ổn định và nâng cao về chất lượng giải.
Kết quả thi học sinh giỏi các cấp trong năm học 2013-2014:
- Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia
Giải cấp tỉnh có 230 giải, tăng 77 giải so với năm học trước, gồm: 126 giải các môn văn hóa, 7 giải KHKT, 63 giải Toán và Tiếng Anh trên mạng, 34 giải thi giải toán trên máy tính cầm tay.
Giải cấp quốc gia có 48 giải gồm 14 giải các môn văn hóa, 1 giải KHKT, 23 giải Toán và Tiếng Anh trên internet, 12 giải MTCT (Tăng 24 giải quốc gia so với năm học trước)
- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:
Trong kỳ thi học sinh giỏi khu vực Duyên Hải và Đồng bằng Bắc bộ tháng 4/2014 tại trường THPT Chuyên Hải Dương, Yên Bái tham gia 54 học sinh và đạt 39
giải trong đó có 3 huy chương Vàng, đứng thứ 17/26 tỉnh tham gia; tại Trại hè Hùng Vương tháng 8/2014 vừa qua tại Quảng Ninh, Yên Bái tham gia 54 học sinh, có 51 em đạt giải gồm 10 huy chương Vàng, 21 Bạc, 20 Đồng, xếp thứ 5/17 tỉnh tham gia.
Ngoài ra còn tham gia thi HSG Toán Hà Nội mở rộng (Thi bằng Tiếng Anh).
So với năm học trước các giải khu vực tăng 48 giải.
Kết quả thi học sinh giỏi các cấp tỉnh các môn văn hóa năm học 2014-2015:
Tổng số 133 giải (tăng 7 giải so với năm học 2013-2014) trong đó có 15 giải nhất, 31 giải nhì, 43 giải ba và 44 giải khuyến khích, tỷ lệ đạt giải là 90%.
* Những mặt hạn chế, yếu kém
Một bộ phận học sinh và phụ huynh còn có tư tưởng thực dụng: Chỉ đầu tư học ở mức độ thi đại học chứ không muốn học nâng cao để thi học sinh giỏi. Một số học sinh còn lười học, mải chơi nên kết quả học tập còn thấp.
Tỷ lệ học sinh ở huyện về học cao chiểm 27%, nhưng các em phải tự thuê nhà trọ để ở nên thiếu sự quản lý của gia đình và nhà trường. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em.
2.1.6. Nhận định về một số thuận lợi, khó khăn của trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành
• Thuận lợi
Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào đã chỉ đạo thường xuyên, kịp thời trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học;
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đều có năng lực chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao;
Học sinh của nhà trường được tuyển chọn, có đạo đức tốt, có ý thức học tập.
• Khó khăn
Cơ sở vật chất chật hẹp, thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cũng như hoạt động tự học cho học sinh. Học sinh ở trọ đông nên không được sự quản lý thường xuyên của gia đình và nhà trường;
Đội ngũ đang trong giai đoạn chuyển giao: Giáo viên có nhiều kinh nghiệm đã và sắp nghỉ hưu, tỷ lệ giáo viên trẻ cao nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.
2.2. Thực trạng hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội