Biện pháp 5:Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 70)

- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:

và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh.

3.2.5. Biện pháp 5:Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Mục tiêu của biện pháp

Tạo điều kiện tối đa khả năng tài chính hiện có, huy động tối đa nguồn lực từ bên ngoài, nội lực bên trong của nhà trường để trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường.

Phát huy tinh thần, ý thức tự giác sử dụng thiết bị vào giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học, có ý thức bảo vệ, bảo quản tốt, tự đóng góp thêm các đồ dùng dạy học trang thiết bị tự làm trong điều kiện khó khăn của nhà trường.

Nội dung biện pháp

- Tăng cường đầu tư CSVC và trang thiết bị hiện đại trong trường học. - Quản lý và sử dụng CSVC trên lớp học

- Quản lý và sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành của học sinh

- Sử dụng tài liệu tham khảo, khai thác phòng chức năng.

- Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học, thực hành.

- Cán bộ phụ trách CSVC, cán bộ thư viện thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ.

- Mời chuyên gia các trường Đại học về tập huấn sử dụng và bảo quản đồ dùng thí nghiệm, thiết bị dạy học.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị chi tiết, thiết thực.  Cách thức tiến hành

- Đầu năm học HT nhà trường cho thống kê cơ sở vật chất hiện có, đánh giá tình trạng thiết bị.

- Lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ phòng học, bàn ghế, có đủ đồ dùng dạy học, phòng học bộ môn, khu tập thể dục cho các môn thể dục, tài liệu tham khảo cho GV và HS theo yêu cầu của từng môn học.

- Huy động nội lực trong tập thể GV, HS trong nhà trường, tổ chức đóng góp ý tưởng thiết kế các đồ dùng cho các bài học, thi làm đồ dùng dạy học, đóng góp làm phong phú trang thiết bị dạy học của nhà trường

- Quản lý tốt công tác sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị trường học theo tinh thần tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

- Huy động tối đa các nguồn lực của nhà trường, xin kinh phí cấp trên, nguồn xã hội hóa, dự án đầu tư về trang thiết bị trường học.

- Căn cứ vào báo cáo thực tế của tổ chuyên môn, GV bộ môn về yêu cầu cần trang bị các thiết bị dạy học cho các bộ môn: Đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ thể dục thể thao, thiết bị dạy học các môn, hiệu trưởng căn cứ tình hình thực tế có kế hoạch dự trù kinh phí để mua sắm.

- Trong việc mua sắm thiết bị, ưu tiên việc mua sắm các thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học, tài liệu tham khảo cho năm học tiếp theo trên cơ sở đề nghị các tổ chuyên môn, hiệu trưởng duyệt mua các loại sách báo thật cần thiết theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nhà trường quy định.

- Căn cứ số lượng thiết bị dạy học của nhà trường, hiệu trưởng cử giáo viên có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học bộ môn, có sổ theo dõi thường xuyên việc sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của GV và kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau mỗi giờ học.

- Củng cố, nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, khu văn phòng và phòng làm việc của các tổ bộ môn đảm bảo đủ diện tích để giáo viên và học sinh tổ chức các hoạt động dạy và học.

- Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị nhất là các thiết bị hiện đại ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến phục vụ thực hành của học sinh. Để giảng dạy thực hành theo mô đun yêu cầu thiết bị vật tư rất lớn, ngoài việc mua sắm mới nhà trường cần động viên giáo viên và học sinh các khoa phát huy sáng kiến, cải tiến chế tạo các dụng cụ, thiết bị dạy nghề phục vụ hoạt động học thực hành của học sinh.

- Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học, thực hành, thực tập.

+ Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định về quản lý, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học gồm: Nội quy phòng máy tính, phòng đa chức năng, phòng học và các quy định về sử dụng thiết bị dạy học yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc theo phương châm: giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Tổ chức hướng dẫn giáo viên, học sinh nắm vững quy trình sử dụng và khai thác các loại thiết bị nhất là các thiết bị hiện đại thuộc thế hệ mới.

+ Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích cực nghiên cứu sử dụng các thiết bị vào quá trình dạy học góp phần tích cực đổi mới cách dạy, tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, thúc đẩy học sinh học tập và sử dụng các thiết bị hỗ trợ học tập.

+ Duy trì có nề nếp việc bảo trì, bảo quản, kiểm tra sửa chữa trang thiết bị hàng tuần, tháng, học kỳ. Kế hoạch hoá công tác này tránh để máy móc hư hao gây lãng phí, tốn thời gian, tiền của và chậm tiến độ dạy- học.

+ Có chế tài thưởng phạt nghiêm minh cho việc quản lý và sử dụng CSVC,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w