- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:
2.3.2. Thực trạng nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học có thực hành cho học sinh
hành cho học sinh
Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học thực hành cho học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành hiện nay trong nhà trường, tiến hành khảo sát CBQL và GV ở trường. Sử dụng thang 3 mức độ: Thường xuyên: 3 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; không thực hiện: 1 điểm.
Kết quả thể hiện ở các bảng 2.7:
Bảng 2.7: Thực trạng nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn học có thực hành cho học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
Nội dung
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL 1 ND1 22 8 8 2 0 0 2,73 2,8 2 ND2 21 7 9 3 0 0 2,7 2,7 3 ND3 15 6 15 4 0 0 2,5 2,6 4 ND4 19 7 11 3 0 0 2,63 2,7 5 ND5 26 9 4 1 0 0 2,86 2,9 6 ND6 27 10 3 0 0 0 2,90 3,0 7 ND7 26 9 4 1 0 0 2,86 2,9 8 ND8 26 9 4 1 0 0 2,86 2,9 9 ND9 25 8 5 2 0 0 2,83 2,8
Điểm trung bình chung 2,76 2,81
Ghi chú:
ND1: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích tích cực học tập của học sinh ND2: Biểu dương, khen thưởng, khích lệ học sinh có thành tích cao trong học tập
ND3: Cập nhật thông tin cho học sinh về khả năng phát triển, vị thế nghề nghiệp và những tấm gương thành đạt ND4: Quy định việc chấp hành các nội qui học tập là một tiêu chuẩn đánh giá điểm rèn luyện
ND5: Cụ thể hóa việc học tập vào mục tiêu, yêu cầu của môn học theo từng chủ đề ND6: Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, niềm tin
ND7: Rèn luyện cho họ cách suy nghĩ, tính tự giác, độc lập
ND8: Phối hợp chặt chẽ thống nhất sự giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác
ND9: Xây dựng và thực hiện những nền nếp học tập.
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy các biện pháp mà nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua để giáo dục tinh thần, động cơ thái độ học tập của học sinh đạt được ở mức độ rất cao 9/9 biên pháp có điểm trung bình chung X>2,5. Trao đổi với tôi hầu hết các giáo viên đều nhận thấy rằng việc xác định động cơ học tập sẽ thôi thúc học sinh học tập tích cực hơn, động cơ học tập là tiền đề của hành động, là cơ sở của mục đích, động cơ xác định hợp lí thì hành động mới chính xác và đạt được kết quả đặt ra. Nếu không có động cơ học tập rõ ràng, chúng ta sẽ không thể nỗ lực hết mình để vượt qua được mọi khó khăn trong học tập. Động cơ học tập của học sinh ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, qua đó ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, chất lượng giảng dạy của nhà trường cũng như ảnh hưởng kết quả giáo dục của ngành Giáo dục…Hiệu trưởng nhà trường luôn khẳng định từ một khẩu hiệu “Chất lượng là danh dự của nhà trường” và quan trọng nhất là mọi giáo viên đều ý thức
được người học muốn học và có động cơ học tập chân chính phải luôn xác định học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân và để học trò đạt được những mơ ước của mình, bên cạnh đó tôi nhận thấy cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, để giúp cho học sinh của mình, cùng với học trong học tập và luôn là người tạo động lực cho học sinh.