7. Cơ cấu của luận văn
3.4. Khảo sát nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Quá trình khảo sát được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra Gồm hai nội dung:
- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Bước 2: Chọn khách thể điều tra
Tiến hành điều tra 10 chuyên gia, 10 CBQL và 20 giáo viên có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
- Đối với chuyên gia: mời những chuyên gia của phòng Giáo dục trung học, Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng, Hiệu trưởng các trường chất lượng cao trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động học tập của học sinh nói riêng.
- Đối với CBQL: mời những cán bộ chủ chốt từ tổ nhóm chuyên môn cho tới BGH có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác quản lý chuyên môn và hoạt động học tập của học sinh.
- Đối với giáoviên: chọn 20 giáo viên dạy trực tiếp môn Vật lí. Hóa học và Sinh học của nhà trường và tổ giáo viên cốt cán các môn trên của tỉnh.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra- Xử lý số liệu
Sử dung thang điểm đánh giá ba mức độ: Rất cần thiết/rất khả thi: 3 điểm;
Cần thiết/khả thi: 2 điểm; Không cần thiết/ không khả thi: 1 điểm.
Bảng 3.1: Kết quả sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
T T
Các biện
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
X Thứ bậc
Rất khả thi
Khả thi
Không khả
thi
X Thứ bậc
1 BP1 40 0 0 3,0 1 39 1 0 2,98 1
2 BP2 38 2 0 2,95 2 38 2 0 2,95 2
3 BP3 37 3 0 2,92 3 37 3 0 2,92 3
4 BP4 38 2 0 2,95 2 37 3 0 2,92 3
5 BP5 38 2 0 2,95 2 37 3 0 2,92 3
6 BP6 40 0 0 3,0 1 39 1 0 2,98 1
7 BP7 38 2 0 2,95 2 37 3 0 2,92 3
8 BP8 40 0 0 3,0 1 39 1 0 2,98 1
Ghi chú:
BP1: Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh
BP2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực đến hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh
BP3: Chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, phương pháp học tập thực hành
BP4: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn có thực hành của học sinh BP5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
BP6: Tạo môi trường học tập lành mạnh, hấp dẫn đối với học sinh BP7: Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục
BP8: Đẩy mạnh xây dựng phong trào rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kết quả điều tra cho thấy điểm trung bình cộng Xở tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh đều có mức điểm rất cao, 8/8 biện pháp nêu ra đều có mức điểm trung bình cộng X≥2,90. Điều đó cho thấy các biện pháp quản lý mà tác giả nêu ra đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ khá cao phù hợp với đặc điểm nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Trong đó biện pháp 1, biện pháp 6 và biện pháp 8 có điểm trung bình cộng từ 2,98 đến 3,0 và đều ở thứ bậc 1, điều đó khẳng định các chuyên gia, CBQL, giáo viên dạy trực tiếp và đội ngũ cốt cán dạy các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học trong tỉnh rất coi trọng công tác này và đó chính là cơ sở, tiền đề thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác.
Kết quả khảo sát được thể hiện trực quan ở biểu đồ 3.1:
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả khảo sát giữa các biện pháp quản lý đề xuất
Như vậy, có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất đều được khẳng định về tính cần thiết và khả thi, tuy nhiên mức độ đánh giá không đồng đều.
Tiểu kết chương 3
Đề tài đề xuất được tám biện pháp quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gai đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái gồm:
Biện pháp 1: Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh;
Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực đến hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh;
Biện pháp 3: Chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, phương pháp học tập thực hành;
Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn có thực hành của học sinh;
Biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;
Biện pháp 6: Tạo môi trường học tập lành mạnh, hấp dẫn đối với học sinh;
Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục;
Biện pháp 8: Đẩy mạnh xây dựng phong trào rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Các biện pháp đề xuất đã được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
1. Quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh trường THPT chuyên là tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến đến hoạt động học tập của học sinh nhằm phát triển tư duy khoa học, tư duy môn học, hình thành kỹ năng thực hành môn học, thái độ độc lập, tự chủ và hợp tác của học sinh trong học tập, nhờ vậy nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
2. Quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên bao gồm năm nội dung: Nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh; Quản lý việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn có thực hành; Quản lý thực hiện hoạt động học tập các môn có thực hành trên lớp; Quản lý kết thúc hoạt động học tập các môn có thực hành; Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học tập thực hành.
Có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên gồm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, khách thể quản lý và môi trường quản lý.
3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái được khảo sát gồm sáu nội dung. Quản lý nâng cao nhận thức, tạo động cơ học tập và quản lý việc chuẩn bị hoạt động học tập các môn học có thực hành và các điều kiện thực hiện các hoạt động học tập thực hành cho học sinh được thực hiện khá tốt. Còn quản lý giai đoạn kết thúc hoạt động học tập các môn học có thực hành cho học sinh được đánh giá thực hiện kém nhất.
Yếu tố chủ thể quản lý là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó là yếu tố còn yếu tố môi trường quản lý và yếu tố khách thể quản lý là ảnh hưởng ít nhất.
4. Đề tài đề xuất được tám biện pháp quản lý hoạt động học tập các môn có thực hành của học sinh tham gai đội tuyển thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái gồm: Chú trọng chỉ đạo bồi dưỡng động cơ học tập các môn có thực hành cho học sinh; Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực đến hoạt động học tập các môn có thực hành của học
sinh; Chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung, phương pháp học tập thực hành; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn có thực hành của học sinh; Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Tạo môi trường học tập lành mạnh, hấp dẫn đối với học sinh; Phối hợp chặt chẽ với gia đình và các lực lượng giáo dục; Đẩy mạnh xây dựng phong trào rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Các biện pháp đề xuất đã được khẳng định về tính cần thiết và tính khả thi qua khảo sát nhận thức.
Khuyến nghị
1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Biên soạn khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt đối với các môn có thực hành.
- Bổ sung quy định sàng lọc giáo viên các trường THPT Chuyên để hằng năm tuyển chọn bổ sung những giáo viên có năng lực vào giảng dạy.
- Tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế giữa các trường THPT chuyên với các sở giáo dục nước ngoài.
2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái
- Cần quan tâm xây dựng chế độ khen thưởng thỏa đáng với những GV có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục, đặc biệt là những GV có nhiều đóng góp và đạt thành tích cao trong bồi dưỡng HS giỏi.
- Tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên đảm bảo chất lượng và hiệu quả, tránh làm theo phong trào và thành tích.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm thực hành, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học, đảm bảo có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ hiện đại. Trong thời gian trước mắt cần tích cực tham mưu, phối hợp với các cấp, các ngành trong việc triển khai xây dựng trường chuyên tại địa điểm mới theo đề án đã được phê duyệt.
3. Đối với trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành
- Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 29-NQ/TW, Chương trình hành động số 70-CTr/TU, Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tiếp tục thu hút, tuyển chọn được những giáo viên giỏi cho trường chuyên, tăng cường việc tự học tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; thực hiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đạt yêu cầu về chất lượng đội ngũ của trường chuyên.
- Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý. Chú trọng vào việc thực sự đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng giúp học sinh tăng cường năng lực tự học một cách chủ động, sáng tạo.