Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập các môn có thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 43)

- Kết quả thi học sinh giỏi khu vực trong nước:

2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập các môn có thực hành của học sinh

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về thực trạng việc xây dựng kế hoạch học tập đối với học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi các môn có thực hành,

kết quả thu được biểu hiện trên bảng 2.2:

Bảng 2.2: Thực trạng xây dựng kế hoạch học tập các môn có thực hành của học sinh ở trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

TT Mức độ

Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL % 1 ND1 51 51% 24 24% 25 25% 2 ND2 17 17% 43 43% 40 40% 3 ND3 34 34% 43 43% 23 23% 4 ND4 14 14% 20 20% 66 66% Ghi chú:

ND1: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đúng ND2: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện ND3: Có lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đầy đủ ND4: Không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và không đủ thời gian học tập.

Kết quả thu được trong bảng cho thấy chỉ có 51% học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đúng kế hoạch, thời gian biểu đó, 24% học sinh thỉnh thoảng lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và thực hiện đúng, 25 % học sinh không bao giờ lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập. Như vậy số học sinh thường xuyên lập kế hoạch chiếm một nửa số học sinh được hỏi, qua bảng số liệu nhận thấy nhận thức của các em về việc xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện đúng theo kế hoạch tương đối tốt.

Cũng qua bảng 2.2.cho thấy: 17 % ý kiến học sinh cho rằng bản thân thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập nhưng không thực hiện đúng, 40 % ý kiến học sinh cho rằng thường xuyên lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập và thực hiện đầy đủ, 66 % ý kiến học sinh cho rằng không bao giờ không lập kế hoạch và thời gian biểu cho hoạt động học tập của mình và không đủ thời gian học tập. Rõ ràng việc xây dựng kế hoạch học tập hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch là bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, lưu giữ nó ở thuận tiện để có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của học sinh trong suốt một thời gian, kế hoạch học tập là bảng phân phối thời gian hợp lý dựa trên yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Kế hoạch này phải do chính học sinh xây dựng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thì còn một phần lớn học sinh không xây dựng được kế hoạch học tập. Qua trao đổi các em cho biết: Kế hoạch học tập đã được nhà trường xây dựng, các em chỉ biết thực hiện theo thời khoá biểu và tiến độ đã vạch sẵn hoặc kế hoạch do giáo viên xây dựng theo từng chuyên đề bài giảng. Rất ít em xây dựng kế hoạch học tập từng môn học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Đây là thực trạng đáng lo ngại, điều này dẫn đến việc học sinh học tập tùy tiện, không có kế hoạch, không phân bố đủ thời gian để học tập và rèn luyện, có thể làm lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, đồng thời là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng học lệch, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì nguyên nhân của thực trạng trên, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp, đa số cán bộ quản lý và học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông Chuyên Nguyễn Tất Thành tỉnh Yên Bái (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w