Diễn biến ngập nước ở TP.HCM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

3.1.2. Diễn biến ngập nước ở TP.HCM

Theo kết quả khảo sát, đo đạc của TTĐHCN về tình trạng ngập nước tại các điểm ngập trong thời gian qua cho thấy:

 Khi trận mưa có vũ lượng từ 30mm, tình trạng ngập nhẹ bắt đầu xuất hiện; với trận mưa vũ lượng 40mm đến 50mm hoặc lớn hơn sẽ xuất hiện tình trạng ngập vừa và nặng. Theo kết quả nghiên cứu của Th.s Hồ Long Phi

vào năm 2004, có 75% trường hợp ngập trên địa bàn thành phố có nguyên nhân do thiếu cống hoặc cống bị quá tải (cùng với quá trình phát triển hệ thống thoát nước, tỷ lệ này vào khoảng 35% đến 45% vào năm 2006).

 Các trận mưa có vũ lượng từ 60- 70mm khoảng 50% số điểm ngập hiện hữu sẽ bị ngập vừa, ở trận mưa có vũ lượng từ 80mm đến 100mm hoặc lớn hơn, tất cả các điểm ngập trên địa bàn thành phố đều có khả năng ngập vừa đến ngập nặng. Số lượng các điểm ngập và mức độ ngập sẽ tăng cao khi mưa lớn xảy ra cùng lúc với triều cường.

 Các khu vực ngập nặng do mưa bao gồm: khu vực bùng binh Cây Gõ – Hồng Bàng – Minh Phụng, khu vực vòng xoay Phú Lâm – Bà Hom – Nguyễn Văn Luông, khu vực bến xe Chợ Lớn – Lê Quan Sung – Nguyễn Thị Nhỏ - Tháp Mười, khu vực Đồng Đen – Bàu Cát, khu vực công viên Chiến Thắng - Hoàng Văn Thụ, khu vực Hồng Hà – Bạch Đằng – Nguyễn Kiệm, khu vực Lê Đức Thọ - Phan Huy Ích…

 Tình trạng ngập do triều tại các khu vực trũng thấp trên địa bàn thành phố bắt đầu xuất hiện ở mức triều từ +1,00m trở lên. Các khu vực ngập nặng do triều tập trung trên địa bàn Quận 2, 7, 6, 8, Bình Chánh, Bình Tân, Bình Thạnh…, tiêu biểu như các khu vực Mễ Cốc, Thanh Đa, Kinh An Dương Vương, Hồ Học Lám, Phan Đình Phùng, Bùi Hữu Nghĩa, Phạm Thế Hiển, Lê Văn Lương…

 Khu bùng binh Cây Gõ – Tân Hòa Đông – Bà Hom và bến xe Chợ Lớn là khu vực ngập điển hình do cống thoát nước không đủ tiết diện và kênh rạch bị lấn chiếm, mặt cắt kênh bị thu hẹp nên nước trong các tuyến kênh bị dềnh cao mỗi khi có mưa. Đặc biệt khi mưa lớn trùng với triều cường thì mực nước trong kênh bị dềnh cao hơn rất nhiều so với cao độ mặt đường làm tình trạng ngập thêm trầm trọng. Ngoài ra, từ khi khu vực Bàu Cát phía thượng lưu kênh Tân Hóa – Lò Gốm được đô thị hóa đã làm gia tăng lưu lượng và mực nước dềnh tại cầu Ông Buông khiến tình hình ngập ở khu vực này bị gia tăng. Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi chỉ có mưa ở thượng lưu kênh Tân Hóa thì khu vực này cũng bị ngập do kênh không thoát nổi nước tràn từ thượng lưu về.

 Khu vực quận Bình Thạnh và quận 8 là một điển hình ngập do triều và ngập nặng hơn khi triều cường kết hợp với mưa. Đặc điểm của khu vực này là địa hình trũng thấp, cao độ trung bình từ 0,90 – 1,30m MSL. Tình trạng ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều: khi triều lên, nước tràn vào khu vực bằng nhiều ngã kể cả theo các tuyến cống dân lập gây nên tình trạng ngập cho tất cả những vùng có cao độ thấp hơn mực nước triều.

 Khu vực quận 2 và quận 9 là điển hình ngập nước do không chú ý đến cốt san nền. Nhiều khu vực dân cư xây dựng có cốt nền thấp hơn mực nước triều cường nên thường xuyên bị ngập nước do triều. Tình trạng ngập nước diễn ra phổ biến ở những khu dân cư nằm ở vị trí gần kênh rạch lớn có địa hình thấp dần về phía sông bao gồm phần lớn diện tích phường Thảo Điền, một phần diện tích phường Bình An, toàn bộ diện tích các phường thuộc đô thị mới Thủ Thiêm với tổng diện tích ngập khoảng 730 ha.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)