Địa chất và thổ nhưỡng:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.2.2. Địa chất và thổ nhưỡng:

Số liệu được thu thập từ kết quả nghiên cứu, khảo sát địa chất được thực hiện từ trước tới nay kết hợp kết quả khảo sát bổ sung của các chuyên gia Nhật (JICA) trong giai đoạn 1998-2000, cho thấy cấu tạo địa chất của khu vực nghiên cứu gồm lớp trầm tích Holocene dày từ 2,5m đến 35m, nằm trên lớp trầm tích Pleistocene với chiều dày không thể xác định được do chiều sâu hố khoan lớn nhất chỉ là 50m. Chiều dày lớp trầm tích Holocene là khoảng 10 m, chạy dọc theo tuyến cống bao ở các quận 1, 4 và 5, nhưng ở quận 8 có chiều dày lớn hơn 20m. Lớp trầm tích Holocene là sét hữu cơ dẻo thấp hoặc cao, rất mềm, sét cát (hạt mịn dính) và lớp sét mịn hoặc lớp cát sét rời, rất rời. Lớp đất trầm tích này có khả năng chịu lực thấp (gíá trị N = 0 – 2, theo kết quả thí nghiệm khoan xuyên).

Theo bản đồ đất TP.HCM do Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam (Sub-NIAPP) lập cho thấy đặc trưng thổ nhưỡng hình thành 17 loại đất, tập hợp trong 6 nhóm chính sau đây:

Nhóm đất phù sa và phù sa trên nền phèn: Với tổng diện tích

12.573 ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ven sông Đồng Nai, Sài Gòn, phía Bắc huyện Nhà Bè, Nam Bình Chánh. Đất phù sa thích hợp cho cây lúa nước (vùng thấp), rau màu (vùng cao).

Nhóm đất xám : Với diện tích 45.696 ha (21,8%), phần lớn diện

tích phân bố ở các vùng cao Củ Chi, Hóc Môn, Bắc Bình Chánh, Thủ Đức và các quận nội thành. Loại đất này thích hợp cho rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất đỏ vàng : Có diện tích không lớn 436 ha (2,1%) phân bố ở Thủ

Đức, Củ Chi. Loại đất này thích hợp cho màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất phèn : Có tổng diện tích lớn nhất 108.474 ha, chiếm 51%

diện tích tự nhiên, phân bố ở huyện Cần Giờ, Nam Bình Chánh, vùng trũng nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, quận 2, quận 9. Đa phần là rừng ngập mặn, một số nằm sâu trong đất liền có đủ nước ngọt đã được cải tạo để trồng lúa, mía, nhà vườn.

Đất mặn : Với diện tích 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở Nam Bình Chánh, được sử dụng trồng lúa ở những nơi có nước tưới.

Nhóm đất cát : Với diện tích 1.312 ha, chiếm 0,6% diện tích tự

nhiên, phân bố ở huyện Cần Giờ.

Còn lại 34.860 ha là sông, kênh, rạch, chiếm khoảng 6,4% tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)