6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
4.1.2. Xây dựng cốt nền cho phát triển đô thị
Việc ưu tiên thứ hai là phải xây dựng cốt nền cho quy hoạch phát triển đô thị. Cốt nền được hiểu là mức (cao độ) chuẩn so với mực nước biển trung bình (mặt nước gốc) theo hệ cao độ Quốc gia (hiện nay là hệ VN-2000, lấy mặt nước gốc tại Hòn Dấu, Kiến An, Hải Phòng) làm tiền đề phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng một khu vực, một vùng, hay một đô thị.
Hiện nay ở TP.HCM và rất nhiều đô thị khác ở Việt Nam chưa xác định được cốt nền thống nhất. Mặc dù Viện Quy hoạch TP đã đưa ra quy định lấy mức cao độ trên +2,0 m, kèm theo bản đồ đo đạc cao trình cụ thể cho từng vùng. Tuy nhiên thực tế phát triển đô thị không dựa trên cốt nền (cao trình) với những đường đồng mức cụ thể (đường vẽ ranh giới cao thấp giữa các vùng đất).
Hiện nay, các quận vẫn còn đang thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết nên chưa thể áp dụng cốt nền xây dựng. Do chưa tính được cốt nền xây dựng cụ thể cho từng khu vực nên khi cấp phép xây dựng, không thể khống chế chiều cao nền nhà được. Đây cũng là nguyên nhân và hậu quả nhiều khu vực của TP cả vùng nội ô và ngoại vi đã xảy ra trường hợp bị ngập nước khi mưa hoặc triều cường.
Mặc dù mực nước triều tại trạm Phú An, trên sông Sài Gòn chỉ đạt mức 1,5 m - 1,60m MSL, nhưng nhiều đường phố được thiết kế cao độ mặt đường là +2,25
m MSL, như Võ Văn Kiệt (Q. 6), Nguyễn Văn Linh (Q. 7), thậm chí khu nhà Nam Long có cao độ thiết kế là +2,65 mMSL cũng bị ngập trong những ngày triều cường trong tháng 12/2013 (các ngày 4, 5 và 6/12/2013).