Quá trình đô thị hoá và thách thức ngập nước ở TP.HCM

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.4.5. Quá trình đô thị hoá và thách thức ngập nước ở TP.HCM

Năm 1862, thành phố Sài Gòn được quy hoạch cho khoảng 500 ngàn dân với diện tích chỉ khoảng 25km2, được bao bọc bởi Rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kênh Bao Ngạn. Ngay thời điểm ấy, vấn đề tiêu thoát nước cho vùng đất trũng thấp, ngập triều cũng đã được tính toán trong quy hoạch. Các chuyên gia Pháp đã hoạch định và thực thi dự trữ các khu chứa nước, đào kênh tiêu và hồ điều hoà tự nhiên để giải quyết tiêu thoát nước cho các vùng đất trũng.

Trước năm 1975, dân số Sài Gòn cũng đã tăng cao, nhưng cũng chỉ khoảng 2,5 triệu người, tập trung ở khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140km2.. Vùng phụ cận xung quanh của nội thành vẫn còn nhiều bưng biền với sông rạch, đầm, hồ chằng chịt rộng lớn. Từ sau năm 1975, kế hoạch tái thiết hậu chiến bắt đầu được thực thi, thực hiện “đổi mới tư duy” từ năm 1986 đã thúc đẩy nền kinh tế của TP phát triển nhanh chóng trên mọi mặt. Trong đó dân số tăng quá nhanh (số liệu thống kê năm 2010 đã trên 10 triệu người, nếu tính cả số người dân nhập cư và khách vãng lai). Sức ép dân số đòi hỏi nhu cầu nhà ở tăng cao, mật độ xây dựng trở nên dày đặc, lại được thúc đẩy bởi hiệu ứng giá nhà tăng đột biến. Điều đó dẫn đến rất nhiều diện tích các vùng trũng, thấp bãi sông, rạch, ao, hồ bị san lấp, lấn chiếm.

Cùng với quá trình đô thị hóa và bê tông hóa, TP mất dần diện tích kênh, rạch tiêu thoát nước, vùng đệm và hồ điều tiết, hệ số mặt phủ thay đổi làm gia tăng hệ số chảy tràn khiến tình hình ngập, úng ngày càng trở nên trầm trọng. Dưới đây trình bày diễn biến chi tiết như sau:

a. Kênh, rch thoát nước:

Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông, TPHCM có trên 1.200km (số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư là 1.800km đã bị san lấp 1.400km - Nguyễn Danh Thuần) kênh rạch phục vụ cho việc tiêu thoát nước, trong đó gần 500km được sử dụng cho giao thông thủy. Riêng khu vực nội thành có khoảng hơn

100km kênh rạch được dùng làm trục thoát nước chính, có bố trí các cửa xã, là đầu ra của hệ thống cống thoát nước. Các kênh rạch này hiện đang có hàng chục ngàn căn hộ đang lấn chiếm khiến dòng chảy bị thu hẹp, cửa xã bị bít lối thoát, nhiều đoạn không thể duy tu nạo vét khiến khả năng tiêu thoát nước ngày càng suy giảm. Kết quả khảo sát tại khu vực nội thành cũ và một phần khu vực mới đô thị hóa cho thấy khoảng 50% tổng chiều dài kênh rạch thoát nước hiện hữu đang bị nhà dân lấn chiếm. Các tuyến rạch tiêu biểu về tình trạng lấn chiếm bao gồm:

Rạch Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Hân, Cầu Sơn, Cầu Bông (Quận Bình Thạnh), rạch Bàu Trâu, Hàng Bàng, Bà Cá, Bà Dơi, Bà Lựu (Quận 6), rạch Ông Búp, rạch Lê Công Phép, kênh Liên Á (Quận Tân Bình), Rạch Dừa, Bà Miên (Quận Gò Vấp), rạch Ba Bướm, rạch Bàng, rạch Nguyễn Văn Quỳ (Quận 7)… Theo số liệu điều tra từ năm 2001, thành phố có khoảng 30.000 căn hộ xây cất trên kênh rạch. Với tình trạng lấn chiếm và cách quản lý hiện nay, thì số nhà xây cất trên kênh rạch có thể phát sinh cao hơn con số nêu trên.

Đến nay chúng ta mới giải tỏa được 10.000 căn hộ trên hai tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Tàu Hủ - Bến Nghé, như vậy còn khoảng 20.000 hộ phải di dời giải tỏa. Mặc dù UBND thành phố đã ban hành chỉ thị 27/2002/CT- UB ngày 19/12/2002 về tăng cường quản lý nhà nước đối với sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố. Trong đó có giao cho UBND các Quận – Huyện phát hiện, xử lý kịp thời để chặn đứng tình trạng lấn chiếm sông kênh rạch. Nhưng kênh rạch vẫn tiếp tục bị san lấp và lấn chiếm, nhất là các vùng mới đô thị hóa bên ngoài lưu vực trung tâm.

Theo quy hoạch tổng thể mặt bằng thành phố năm 1998, trong giai đoạn từ 1998 – 2005 có 3.576 ha kênh rạch được san lấp và đến tháng 6/2006, có thêm 2.157 ha kênh, rạch được chuyển đổi thành đất xây dựng để xây dựng các khu dân cư mới.

Tình trạng diện tích kênh, rạch mất dần do bị san lấp và khả năng thoát nước bị suy giảm do không thể nạo vét vì vướng nhà dân lấn chiếm. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập, úng và gia tăng mức độ ngập trên toàn địa bàn thành phố.

b. Hđiu tiết nước

Trước đây thành phố có nhiều ao hồ điều tiết nước mưa và nước triều. Khu vực dọc theo Quốc lộ 1A (Xa lộ Đại Hàn cũ) có nhiều ao lớn được hình thành do lấy đất để đắp khi xây dựng tuyến đường này. Khu vực Quận 6, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Huyện Bình Chánh cũng có nhiều ao lớn. Hầu hết các ao hồ này đã bị san lấp, gây ra tình trạng ngập nghiêm trọng cho khu vực, cụ thể như:

- Việc san lấp rạch Bà Lài (Quận 6) và ao sen cho đài ra đa Phú Lâm (Quận Bình Tân) đã gây ra tình trạng ngập nghiêm trong cho khu vực vòng xoay Phú Lâm, bến xe Miền Tây, các khu dân cư lân cận trong khu vực… - Việc san lấp ao rau muống để xây dựng khu dân cư Bàu Cát (Quận Tân

Bình) làm cho nước ở vùng cao Quận Tân Bình tràn nhanh về vùng thấp, gây ngập úng cho khu vực Đầm Sen, bùng binh Cây Gõ, đường Bà Hom, Tân Hòa Đông, phường 13 – 14, Quận 6.

c. Vùng đệm

Quá trình đô thị hóa từ 1998 đến 2007 đã biến 12.648 ha (ước tính của TS. Trịnh Hoàng Ngạn là khoảng 15.000 ha) đất nông nghiệp, ao hồ, kênh, rạch, bãi triều thành đất xây dựng, làm mất đi vùng đệm là nơi chứa nước mưa và nước triều mà không có giải pháp thay thế. Hậu quả đã làm giảm khả năng tiêu thoát nước và gia tăng mức độ ngập trên địa bàn TP.

d. H s dòng chy trên lưu vc

Hệ số dòng chảy thể hiện mối quan hệ giữa lượng nước mưa chảy trực tiếp vào cống (sau khi trừ đi lượng nước đã thấm và được giữ lại) và tổng lượng nước mưa rơi xuống trong lưu vực. Hệ số dòng chảy càng tăng, tiết diện cống phải càng lớn. Khi hệ số dòng chảy tăng nhưng tiết diện cống không tăng, hệ thống thoát nước sẽ bị quá tải và gây ngập. Điều này đang diễn ra tại TP.HCM cùng với quá trình đô thị hóa và bê tông hóa hiện nay: việc san nền, lấp các vùng trũng, thu hẹp diện tích công viên, thảm cỏ, cây xanh, tăng diện tích xây dựng, xi măng hóa các sân, vỉa hè và hẻm… đã làm thay đổi hệ số mặt phủ, thu hẹp diện tích thấm ướt tự nhiên, làm giảm lượng nước mưa được thấm giữ lại dẫn đến hậu

quả lưu lượng tiêu thoát tăng nhanh và gia tăng hệ số dòng chảy kéo theo tăng khả năng ngập.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)