Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.3.2.2.Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

a. Đường bộ

Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống đường hướng tâm đối ngoại và hệ thống đường vành đai. Tập trung nâng cấp, mở rộng các tuyến cửa ngõ ra vào thành phố ( Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Quốc lộ 50). Nâng cấp, mở rộng và kết nối Quốc lộ 1 trên địa bàn thành phố; xây dựng hệ thống cầu và các nút giao thông trọng yếu, giải quyết các điểm ngẽn kết nối các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng. Xây dựng 4 tuyến đường trên cao liên thông với nhau với 4 làn xe ở các trục có lưu lượng giao thông lớn. Xây dựng các bãi trung chuyển hàng hóa tại các cửa ngõ ra vào nội đô và dọc vành đai 2. Ưu tiên phát triển bãi xe đỗ ngầm và trên cao tại khu đô thị đã ổn định. Hoàn thiện trung tâm điều khiển giao thông thành phố hiện đại trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025

b. Đường sắt

Cải tạo, nâng cấp tuyên đường sắt Thống Nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Từng bước đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị và liên đô thị kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, đảm nhận chức năng vận tải hành khách công cộng, gồm 7 tuyến Metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố với 3 tuyến xe điện mặt đất. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất khu vực Thành phố, trong đó ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện đưa đoạn tuyến đường sắt Bình Triệu – Hòa Hưng lên cao.

c. Đường thủy

Tiếp tục và cải tạo các luồng tuyến giao thông thủy hiện có, khẩn trương triển khai quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng bến đã được Ủy ban nhân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 66/2009/QĐ – UBND ngày 14/9/2009, nâng cấp các cầu trên tuyến đường thủy nội địa đảm bảo tĩnh không, khẩu độ thông thuyền theo qui định. Kết hợp các tuyến đường thủy nội địa địa phương với các tuyến đường sông chuyên dùng, các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, các tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố, hình thành mạng lưới vận tải thủy liên kết giữa các khu vực của thành phố và giữa TP. HCM với các tỉnh lân cận và quốc tế.

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thủy nội đô vành đai trong (sông Sài Gòn – sông Trường Đai – rạch Bến Cát – Rạch Nước Lên – sông Bến Lức – kênh Đôi – kênh Tẻ - sông Sài Gòn) đạt chuẩn kênh cấp 4.

Cải tạo vành đai ngoài (sông Sài Gòn – Kênh Xáng– rạch Tra – kênh An Hạ – Chợ Đêm) đạt chuẩn kênh cấp 4.

d. Giao thông đô thị

Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, đảm bảo cho thành phố phát triển ổn định, cân bằng, bền vững, góp phần đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành đầu mối giao thông quan trọng của vùng, cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ đất giao thông trên đất đô thị đến năm 2015 đạt khoảng 8,2%, đến năm 2020 đạt khoảng 12,2% và đến năm 2025 đạt khoảng 16 – 20%

Mật độ đường bình quân trên diện tích tự nhiên năm 2015 đạt 1,9 km/km2, năm 2020 đạt 2,2 km/km2, và năm 2025 đạt khoảng 4,5 - 5 km/km2.

1.4. NGẬP NƯỚC Ở TP.HCM: RỦI RO VÀ THÁCH THỨC: [1], [6], [13],

[14], [16], [17], [18], [25]

Nguồn: Quy hoạch thoát nước TP.HCM đến năm 2020, JICA, 2000 Hình 1.6 Bản đồ các vùng ngập thường xuyên ở TP.HCM

Hiện nay, TP.HCM đang phải đối diện với nhiều thách thức như sức ép gia tăng dân số, tai nạn và ùn tắc giao thông, tình trạng úng, ngập và ô nhiễm môi trường v.v. Trong đó hiệu ứng ngập nước đã và đang trở thành những thánh thức và rủi ro cho TP. Đặc biệt sự trùng lặp giữa úng, ngập và ùn tắc giao thông xảy ra trong mùa mưa bão chứa đựng những hiểm hoạ tiềm ẩn. Hậu quả là cuộc sống của người dân phải thường xuyên chịu ảnh hưởng do tình trạng úng, ngập trong mùa mưa, không chỉ ở những vùng trũng, thấp (cao độ mât đất < +1,0 MSL) mà

còn xuất hiện cả nơi có địa hình cao (> + 2,0 MSL). Rõ ràng TP.HCM đang phải đối diện với những thách thức, rủi ro do nước tạo ra (nước mưa, nước mặt, nước ngầm, nước biển và nước thải).

1.4.1. Vi trí tạo rủi ro ngập nước

Do vị trí địa lý cộng với các đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất và địa chất thuỷ văn, TP.HCM và vùng lân cận phải đối diện với các rủi ro và thách thức từ nước:

• Lũ, lụt từ hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, Mê Kông; • Triều cường từ biển Đông truyền vào gây ngập;

• Mưa lớn trên lưu vực và mưa tại chỗ gây úng, ngập; và • Tổ hợp các tác nhân trên gây ngập nước cho TP.HCM.

Thành phố có gần 60% diện tích là vùng đất thấp (< 2,0m MSL), với mạng lưới sông rạch chằng chịt (7.880 km sông rạch chính), khoảng 33.500 ha diện tích mặt nước (trong đó khoảng 14.000 ha đã bị san lấp từ 70% diện tích ao, hồ, đầm lầy rừng ngập mặn và 1400 km sông, kênh, rạch sau 30 năm phát triển kinh tế và đô thị hoá). Không phải chỉ riêng vùng ngoại thành bị ngập, mà hiện tại các vùng nội thành (các quận 2, 6, 7, 8, 9, Bình Thạnh v.v) cũng bị ngập nặng nề do địa hình thấp và hàng trăm cửa cống thoát nước mưa nằm dưới mức triều cao.

Với mức khai thác nước ngầm khoảng 1,0 triệu m3/ngày đêm cộng hưởng với điều kiện các lớp địa tầng mềm yếu (10 - 40 m là bùn sét) phải chịu tải trọng siêu trọng từ các công trình kiến trúc, đường giao thông, đê, đập v.v. làm cho nhiều khu vực trong TP đang chìm dần. Trong tương lai khi mực nước biển dâng, trong khi hiệu ứng lún cứ tiếp diễn theo thời gian, dẫn đến sự cộng hưởng hai hiệu ứng trên làm cho tình trạng úng, ngập của khu vực TP.HCM và vùng lân cận sẽ ngày càng trầm trọng.

1.4.2. Chếđộ mưa và hiệu ứng ngập nước

Mưa là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập nước đô thị TP.HCM. Đặc điểm mưa vùng Nam Bộ được thể hiện qua những cơn mưa

rào nhiệt đới đến nhanh và kết thúc nhanh, có tâm mưa thay đổi theo từng trận mưa (còn được gọi là mưa rải rác). Ngoài ra quá trình phát triển đô thị cũng làm thay đổi nhiệt độ bề mặt đất và có những tác động làm thay đổi về lượng mưa nhất là phân bố không gian. Hàng năm thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 102 – 150 ngày mưa. Các tháng mùa mưa đều có trên 20 ngày mưa mỗi tháng. Tài liệu thống kê cho thấy xu thế tăng dần của những trận mưa có vũ lượng > 100 mm trong thời gian 180 phút. Hình 1.7 mô tả quan hệ mưa- triều ảnh hưởng tới rủi ro ngập nước. Seasonal paterrn 0 50 100 150 200 250 300 350

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

Month R ain fa ll ( m m /m ont h) -45 -40 -35 -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 S ea w at er l evel ( cm +r ef ) Rainfall Sea Water level

Nguồn: Haskoning, Dự án quản lý và giảm nhẹ lũ, lụt cho TP.HCM, 2012 Hình 1.7 Quan hệ giữa lượng mưa và mực nước triều hàng năm

1.4.3. Chếđộ thuỷ triều và hiệu ứng ngập nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống kênh rạch của TP. HCM chịu ảnh hưởng lớn của chế độ bán nhật triều, truyền từ biển Đông qua các sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè. Mực nước thay đổi theo từng mùa, từng vị trí, do ảnh hưởng diễn biến triều ở hạ lưu và chế độ xả lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện phía thượng lưu. Mực nước triều cường hàng năm trên sông Sài Gòn – Nhà Bè dao động từ +1,15m MSL đến +1,46m MSL. Chênh lệch mực nước cao nhất và thấp nhất thay đổi từ 2,7m đến 3,3m. Do đặc điểm địa hình trũng thấp vùng hạ lưu, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã bắt đầu ngập triều ở mức triều +1.0m MSL.

Kết quả quan trắc các giá trị mực nước triều cao nhất hàng năm tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn, trong thời kỳ 1960 – 2006 cho các giá trị mực nước

cực đại hàng năm kể từ năm 2000 cho đến nay đều xấp xỉ hoặc cao hơn so với mực nước tương ứng với tần suất 20% (tương đương +1.41m). Có thể kết luận rằng việc gia tăng tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây chịu ảnh hưởng nhất định của việc xuất hiện thời kỳ triều cường theo chu kỳ nhiều năm trên sông Sài Gòn. Các Hình 1.8 và 1.9 mô tả mực nước đỉnh và chân triều tại hai trạm thuỷ văn Vũng Tàu (giáp biển) và Phú An (trên sông Sài Gòn). Từ hai hình trên có thể đi đến các nhận xét dưới đây:

Trạm Vũng Tàu: Mực nước đỉnh triều và chân triều và biên độ thuỷ triều không thay đổi trong cả thời đoạn 30 năm từ 1980-2010. Trong khi trạm Phú An: Mực nước đỉnh triều ngày càng tăng trong thời đoạn 30 năm từ 1980-2010: 1,30m (1975); 1,40m (2000), 1,50m (2008); 1,58m (2010); 1,59 m (ngày 16/10/2012). Đặc biệt mực nước đỉnh triều từ 2010 – 2013 tăng đột biến với tần suất xuất mực nước đỉnh triều > 1,5 m dày hơn trước năm 2000 (Theo bản tin cập nhật Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều tại trạm Phú An được dự báo sẽ còn tiếp tục ở mức rất cao. Cụ thể ngày 18/10/2012 ở mức 1,59 m lúc 5 giờ 50 và 1,58 m lúc 18 giờ 30; ngày 19/10/2012 là 1,55 m lúc 6 giờ và 1,46 m lúc 19 giờ 30).

Lý do có thể giải thích trên hai yếu tố: (i) các hồ thuỷ điện xả nước qua tuốc bin hạ lưu, đồng thời lượng nước thải cũng nhiều hơn; (ii) diện tích ao hồ, bãi triều, bãi sông, kênh, rạch bị san lấp, lấn chiếm cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hoá làm cho diện tích dòng triều giảm đồng thời chiểu rộng sông cũng giảm tuân theo quy luật thuỷ triều nên mực nước sông Sài Gòn ngày càng tăng theo quy luật:

H = A/W Trong đó :

h : là mực nước thượng lưu, A: là diện tích dòng triều; W: chiều rộng sông.

Đối với dòng triều, thì việc mất đi các ô điều tiết ven sông làm cho đỉnh triều cao lên, chân triều thấp xuống, biên độ triều tăng, dẫn tới tốc độ truyền triều tăng, năng lượng dòng triều tăng. Biên độ dao động nước ngấm vào bờ sông tăng lên do chân triều giảm thấp gây mất ổn định bờ sông, dẫn tới mất cân bằng (xói lở).

Để thấy được ảnh hưởng tổng hợp của tác động con người lên chế độ nước vùng hạ lưu, chúng ta so sánh các đường quá trình mức nước đỉnh triều (Hmax năm) và mức nước chân triều (Hmin năm) của 2 trạm Vũng Tàu và Phú An (Hình 1.6 và 1.7). Từ biểu đồ đường mực nước cho thấy Hmax tại Phú An tăng, Hmin giảm liên tục trong các năm gần đây (khác với trị số mực nước trạm Vũng Tàu, do những tác động cục bộ, đê bao, san lấp).

100 110 120 130 140 150 160 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm H ( cm ) Vũng Tàu Phú An

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch chống ngập khu vực TP.HCM, 2008 Hình 1.8 Mực nước đỉnh triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa sông)

-350 -330 -310 -290 -270 -250 -230 -210 -190 -170 -150 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm H ( cm ) Phú An Vũng Tàu

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch chống ngập khu vực TP.HCM, 2008 Hình 1.9 Mực nước chân triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa

sông) và Phú An (trên sông Sài Gòn) giai đoạn 1980-2007

1.4.4. Chếđộ lũ thượng nguồn và hiệu ứng ngập nước:

Hồ Dầu Tiếng nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km theo đường thẳng, có dung tích gần 1,6 tỉ m3, đập chính dài 1,1 km, đập phụ dài 27 km .

Trong trận lũ lịch sử lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ năm 1952, lượng nước đo được tại vị trí Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn là 1.400 m3/giây. Những nghiên cứu sau này cho thấy tần suất xảy ra trận lũ như vậy tương ứng 100 năm một lần. Theo quy trình vận hành hồ chứa, trước ngày 1/11 hàng năm hồ Dầu Tiếng không được tích nước quá cao trình 23,1 m, sau ngày 10/11 mới được phép nâng lên 24,4 m, nếu có lũ về thì nâng lên 25,1 m và lưu lượng xả lũ đạt mức cao nhất 2.800 m3/giây (lũ thiết kế). Theo nghiên cứu của Hội Thủy lợi TP.HCM, trải qua 26 năm khai thác hồ Dầu Tiếng, lưu lượng xả lũ bất thường do cửa van hỏng năm 1984 là 830 m3/giây đã gây ngập lụt khá nặng cho vùng hạ du, đặc biệt là khu vực hạ lưu hồ thuộc tỉnh Bình Dương.

Bảng1.14 : Lưu lượng Qxả qua công trình tràn xả lũ

Vị trí

Lũ 2000 (xả thực tế)

m3/s

Lũ (an toàn CT) thiết kê m3/s P = 0,5% P = 1% P = 10% Sau Trị An 2551 17000 9246 4001 S. Bé (PH. Hòa) 1860 7480 4859 2005 Hợp lưu ĐN - SB 4411 24480 14105 6006 Hiện trạng công trình năm 2000 Dầu Tiếng 600 2800 1305 241 Sau Trị An + Sông Bé 12971 4845 Sau 2010 Dầu Tiếng 1130 241 Sau Trị An + Sông Bé 11239 2843 Sau 2020 Dầu Tiếng 1130 241

Nguồn: Viện QHTLMN, Bộ NN&PTNT

Trên Bảng 1.14 cho thấy lưu lượng xả lũ theo tiến độ xây dựng công trình (dự kiến đến 2010 sẽ có: hồ Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Cần Đơn, Phước Hòa. Đến năm 2020 sẽ có thêm các công trình khác nữa theo nhu cầu phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện). Từ số liệu có thể rút ra các nhận xét:

Năm 2000 hồ Dầu Tiếng đã xả 600m3/s, hai hồ còn lại có Qxả 4.411m3/s. Trong điều kiện đó ngập lụt đã xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho TP: làm ngập 22.344 căn nhà, di dời 2.221 hộ, phải cứu trợ 1.466 hộ. Lũ phá hủy: 40,20 km bờ bao; 31 km kênh mương; 254 km đường nông thôn; Mất trắng 1.472 ha lúa; Làm ngập 4.264 ha cây ăn trái; 2.509 ha cây công nghiệp.

Bên cạnh đó khi nhìn về phía Tây TP chúng ta nhận thấy: áp lực của lũ từ ĐBSCL cũng đang ngày càng gia tăng do việc đào nhiều kênh trục lớn nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ đã tạo nên một cân bằng mới có lợi cho việc khai thác nguồn nước, song bất lợi do ngập lụt gia tăng (lũ đến sớm hơn và thời gian ngập

lũ lâu hơn). Nhất là tạo rủi ro ngập nước cho TP.HCM vào mùa mưa khi đỉnh lũ gặp đỉnh triều cường.

1.4.5. Quá trình đô thị hoá và thách thức ngập nước ở TP.HCM

Năm 1862, thành phố Sài Gòn được quy hoạch cho khoảng 500 ngàn dân với diện tích chỉ khoảng 25km2, được bao bọc bởi Rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, kênh Bao Ngạn. Ngay thời điểm ấy, vấn đề tiêu thoát nước cho vùng đất trũng thấp, ngập triều cũng đã được tính toán trong quy hoạch. Các chuyên gia Pháp đã hoạch định và thực thi dự trữ các khu chứa nước, đào kênh tiêu và hồ điều hoà tự nhiên để giải quyết tiêu thoát nước cho các vùng đất trũng.

Trước năm 1975, dân số Sài Gòn cũng đã tăng cao, nhưng cũng chỉ khoảng 2,5 triệu người, tập trung ở khu vực nội thành cũ với diện tích khoảng 140km2.. Vùng phụ cận xung quanh của nội thành vẫn còn nhiều bưng biền với sông rạch, đầm, hồ chằng chịt rộng lớn. Từ sau năm 1975, kế hoạch tái thiết hậu chiến bắt đầu được thực thi, thực hiện “đổi mới tư duy” từ năm 1986 đã thúc đẩy nền kinh tế của TP phát triển nhanh chóng trên mọi mặt. Trong đó dân số tăng quá nhanh (số liệu thống kê năm 2010 đã trên 10 triệu người, nếu tính cả số người dân nhập cư và khách vãng lai). Sức ép dân số đòi hỏi nhu cầu nhà ở tăng cao, mật độ xây dựng trở nên dày đặc, lại được thúc đẩy bởi hiệu ứng giá nhà tăng đột biến. Điều đó dẫn đến rất nhiều diện tích các vùng trũng, thấp bãi sông, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52)