6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
3.4.1.2. Ảnh hưởng của mưa tại chổ:
+ Lượng mưa: các đặc trưng mưa cường độ cao, thời gian kéo dài sẽ gây ngập
+ Các yếu tố mặt đệm:
tính chất của lưu vực: khả năng thấm, tính tập trung nước, điền trũng;
địa hình;
hệ thống thoát nước: kênh rạch, đường ống
+ Lượng mưa rơi trên một lưu vực sẽ trải qua ba giai đoạn chính:
làm ẩm bề mặt và các thiết bị tại đó
một phần sẽ hình thành dòng chảy mặt cho đến các điểm thu nước (hố ga, miệng cống, sông suối..)
Khi mưa rơi xuống lưu vực thoát nước sẽ hình thành dòng chảy mặt. Dòng chảy mặt này sẽ tập trung nhanh chóng và phụ thuộc vào bề mặt thấm của lưu vực thoát nước, nếu:
+ Bề mặt không thấm nước thì thời gian đó là khoảng 5 phút + Bề mặt đất thấm nước thì sau 20 – 30 phút
Lượng nước chảy tràn này bắt đầu đỗ về các điểm thu nước một cách nhanh chóng. Nếu các điểm thu nước này hoạt động tốt, (không bị tắt ngẽn do rác, cát.. và do người dân cố tình làm tắc ngẽn như bịt miệng hố ga lại) thì nước thoát nhanh chóng. Tuy nhiên ở TPHCM hiện nay do quá trình đô thị hóa quá nhanh. Điển hình là sự phát triển mạnh mẽ về phía Nam TP, nơi mà nền đất yếu, trũng và thấp hoặc sự lấn chiếm (phát triển tự phát) dọc hai bờ sông Sài Gòn về phía thượng lưu đã khiến cho hàng chục ngàn ha diện tích chứa nước biến mất.
Việc đô thị hóa vùng ven đô, vốn trước kia sử dụng cho mục đích nông nghiệp, cũng là tác nhân dẫn tới ngập theo 2 cách: trưới hết, do diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san lấp tăng lên khiến cho khả năng chứa nước tại chỗ của khu vực này giảm xuống; sau đó, tỷ lệ diện tích bề mặt tự nhiên giảm xuống trong khi diện tích đất bị bê tông hóa tăng lên khiến cho lượng nước chảy bề mặt gia tăng vì không thấm được vào lòng đất.
Nguồn: Hoàng Huệ, Phan Đình Khôi, Nguyễn Việt Anh, 2007, Mạng lưới thoát nước [7]
Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa không chỉ làm gia tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt (vì không thể thấm xuống lòng đất) mà còn làm giảm lượng nước ngầm và gây lún cho đô thị. Diện tích bề mặt thấm tự nhiên không còn nữa, thế vào đó là những con đường được bê tông hóa hoàn toàn. Chính vì thế làm gia tăng dòng chảy tràn trên bề mặt (Hình 3.13).
Trong khi đó thì hệ thống thoát nước quá tải, không đồng bộ, vẫn còn nhiều nơi chưa lắp đặt, đường ống thì bị bồi lấp (Hình 3.14), miệng hố ga bị bịt lại, hư hỏng (Hình 3.15) hoặc có những sai sót về kỹ thuật trong thiết kế và thi công.
Nguồn: Ảnh do tác giả chụp tại Q. Gò Vấp, 2013
Hình 3.14: Đường ống thoát nước bị rác thải bồi lấp
Nguồn: Ảnh của tác giả chụp tại quận Gò Vấp, 2013
Hình 3.15: Cửa thu nước mưa bị rác thải hoặc người dân bịt lại làm tắc nghẽn dòng chảy.
Tất cả điều này làm cho hệ thống thoát nước vận hành không trơn tru, gây tắc ngẽn thủy lực dòng chảy làm cho nước thoát không kịp và dềnh lên gây úng, ngập. Bên cạnh đó, những kênh rạch nhỏ và trung bình như Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tham Lương – Bến Cát, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé… là những nơi nhận nước của các cống thoát nước cấp 2, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng thoát nước mưa trên lưu vực. Mực nước trên hệ thống kênh rạch nhỏ của thành phố lại chịu tác động bởi cường độ mưa tại chỗ tạo ra và lưu lượng nước từ mạng cấp 2 đổ vào (chưa kể đến mực nước triều cường).
Mặt khác khi quá trình đô thị hóa diễn ra cũng là lúc lòng dẫn của các con kênh bị thu hẹp do lấn chiếm cùng với độ sâu bị giảm đi do rác thải và bồi lắng làm cho khả năng thoát nước của các lòng dẫn nhỏ đã giảm đi đáng kể so với tình trạng nguyên thủy của chúng. Khi kênh rạch nhỏ không đủ khả năng thoát nước, mực nước sẽ dâng cao đáng kể dẫn đến những tác động dây chuyền đối với toàn bộ hệ thống cống thoát nước nối vào chúng và điều hiển nhiên là gây ra úng ngập cho TP.HCM.
Nguồn: Trung tâm chống ngập TP.HCM