Thủy triều biển Đông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.2.4.3. Thủy triều biển Đông

a. Chếđộ thu triu bin Đông và trong sông:

Mạng lưới quan trắc các thông số thuỷ văn cửa sông và nội đồng hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ gồm các trạm: Thủ Dầu Một, Cát Lái (sông Đồng Nai) Vũng Tàu (cửa sông), Nhà Bè, Phú An (sông Sài Gòn), Bến Lức, Gò Dầu (Vàm Cỏ Đông) v.v.

Thủy triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động từ 3,5 – 4,0m, lên xuống mỗi ngày 2 lần với 2 đỉnh xấp xỉ nhau và 2 chân chênh nhau khá lớn. Thường thì thời gian giữa 2 chân và 2 đỉnh vào khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 phút. Trong 1 tháng có 2 lần triều cường và 2 lần triều kém cũng khác nhau. Trong 1 năm đỉnh triều cao thường xuất hiện từ tháng IX đến tháng II năm sau, đỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng V đến tháng VIII.

Ven biển Đông mức nước đỉnh triều trung bình vào khoảng 1,2 – 1,3 m, các đỉnh cao có thể đạt đến 1,5 – 1,6 m và mức nước chân triều trung bình từ - 2,6m đến -2,8m, các chân triều thấp có thể đạt -3,0 m.

Trên vùng hạ du (cửa sông) mức nước cũng dao động liên tục theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tháng, năm và nhiều năm như trên biển. Trong đó, dao động ngày đêm là lớn nhất. Tất cả các dao động đều giảm dần từ biển lên thượng lưu do tiêu hao năng lượng dọc theo chiều dài sông và do sức cản của lưu lượng dòng chảy nguồn.

b. Chếđộ mc nước triu (Bảng 1.7):

Theo số liệu thiết kế của chuyên gia Nhật JICA cho dự án Quy hoạch tổng thể thoát nước cho TP.HCM đến 2020 đã dùng phương pháp thống kê liệt số liệu nhiều năm và xây dựng đường đặc trưng các mực nước dọc sông. Từ đó có thể nhận định rằng:

 Trên sông Sài Gòn biển đóng vai trò thống trị (nguồn nước bị khai thác triệt để);

 Trên sông Đồng Nai mặt nước luôn nghiêng ra biển (địa hình cao, nguồn nước còn dồi dào);

 Sông Vàm Cỏ cũng chịu áp lực quanh năm của biển tương tự như Phú An, song vì khoảng cách từ biển đến Bến Lức dài gấp đôi khoảng cách từ biển đến Phú An nên mức nước trong mùa cạn ở Phú An cao hơn Bến lức. Trong mùa lũ Bến Lức chịu áp lực của nước Đồng Tháp Mười nên mức nước Bến Lức tương đương mức nước Phú An.

c. Chếđộ lưu lượng triu:

Sông Đồng Nai – Sài Gòn chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên trong 1 ngày có 2 lần dòng triều lên và 2 lần dòng triều xuống xen kẽ nhau. Chu kỳ dòng triều cũng thay đổi theo chu kỳ mực nước. Lưu lượng dòng triều lên ở các cửa sông rất lớn (hàng trăm ngàn m3/s) và giảm dần về phía thượng lưu do nước triều tích lại trong các vùng trũng, bãi lầy ven sông.

Bảng 1.7: Đặc trưng mực nước tại một số vị trí hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn

Trạm

Đặc

trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Cát Lái Tr. bình 19 11 6 -2 -11 -17 -14 -12 1 25 28 21 5 Phú T.bình max 122 116 111 105 99 93 95 104 117 126 125 123 111 An Max 141 135 141 120 130 112 113 134 144 149 148 144 149 Tr. bình 23 17 10 1 -9 -18 -17 -11 5 27 31 27 7 Tbình min -160 -168 -170 -173 -192 -214 -214 -207 -186 -154 -148 -156 -221 Min -221 -208 -208 -204 -236 -246 -258 -243 -234 -275 -185 -200 -275 Nhà T.bình max 122 117 113 104 96 91 95 102 116 127 126 122 132 Bè Max 132 129 126 116 110 98 102 115 130 140 137 132 140 Tr. bình 14 6 1 -8 -17 -28 -27 -21 -6 12 22 16 -3 Tbình min -198 -206 -203 -200 -223 -254 -268 -257 -238 -196 -209 -203 -268 Vũng T.bình max 126 124 122 117 107 95 95 106 117 133 133 132 117 Tàu Max 154 146 143 132 123 112 110 140 153 151 152 150 138 Tr. bình 0 -5 -11 -14 -24 -32 -35 -31 -19 -1 9 8 -13 T.bình min -240 -228 -208 -227 -259 -280 -278 -265 -224 -215 -206 -241 -239 Min -269 -257 -238 -264 -301 -308 -308 -319 -259 -254 -259 -272 -276

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT

Hệ thống kênh, rạch của TP.HCM, chịu ảnh hưởng lớn của chế độ bán nhật triều biển Đông qua các sông Sài Gòn, Nhà Bè. Mực nước thay đổi theo từng mùa, từng vị trí do ảnh hưởng diễn biến triều ở hạ lưu và chế độ xả lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện phía thượng lưu. Mực nước triều cường hàng năm trên sông Sài Gòn – Nhà Bè dao động từ +1,15m đến +1,46m, chênh lệch

mực nước cao nhất và thấp nhất (biên độ) thay đổi từ 2,7 - 3,3 m. Do đặc điểm địa hình trũng, thấp như đã nêu trên, nhiều khu vực trên địa bàn TP bắt đầu ngập nước khi thuỷ triều đạt tới cao độ +1,0m MSL.

Kết quả quan trắc các giá trị mực nước triều cao nhất hàng năm tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn, trong thời kỳ 1960 – 2006, ghi nhận các giá trị mực nước cực đại hàng năm cho thấy từ năm 2000 cho đến nay đều xấp xỉ hoặc cao hơn giá trị so với mực nước ứng với tần suất 20% (tương đương +1.41m MSL). Từ đó có thể kết luận rằng việc gia tăng tình trạng ngập, úng trong thời gian gần đây chịu ảnh hưởng nhất định của việc xuất hiện thời kỳ triều cường theo chu kỳ nhiều năm trên sông Sài Gòn. Số liệu quan trắc giai đoạn 1981 - 2010 có thể cho phép dự báo rằng tình trạng mực nước triều dâng cao có thể tiếp diễn trong những năm sắp tới với mực nước có thể cao hơn cả thời kỳ 1975 – 1980.

Nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu trên Thế giới dự báo trong khoảng 50 – 100 năm tới, khả năng mực nước biển có thể dâng cao từ 30cm – 70cm so với mực nước hiện nay do hậu quả của việc nóng lên toàn cầu. Khi đó tình trạng ngập do triều chắc chắn sẽ trở thành một thảm họa cho TP.HCM nếu không có những giải pháp thích ứng. Các kết quả nghiên cứu gần đây trên thế giới đều thống nhất với cảnh báo rằng ĐBSCL và khu vực lân cận có địa hình tương tự phía Nam TP.HCM là những khu vực có nguy cơ cao nhất khi mực nước biển tăng lên trong tương lai. Do vậy, giải quyết tình trạng ngập do triều cần phải được xem xét, đánh giá chi tiết và cụ thể trong quá trình thực hiện các giải pháp chống ngập cho TP.HCM.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)