6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
4.3.2.1. Vùng trung tâm TP
a. Các công việc hỗ trợđánh giá hiệu quả chống ngập
Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp liên quan tới rủi ro và thách thức của nước;
Hệ thống hoá và chính xác hoá hệ thống khống chế cao độ và toạ độ;
Xây dựng cốt nền cho TP.HCM;
Thiết lập hệ thống quan trắc lún của TP.HCM;
Thiết lập bản đồ rủi ro lũ, lụt cho khu vực TP.HCM và vùng lân cận;
Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình;
Nghiên cứu lún nền do khai thác nước ngầm.
b. Vận hành thí điểm lưu vực Nhiêu Lôc-Thị Nghè
Việc vận hành cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc –Thị Nghè sau khi hoàn thành (dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm 2014) sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá hiệu quả các giải pháp chống ngập hiện nay. Cần ít nhất 3 năm
vận hành với chế độ thuỷ văn khác nhau để có thể nhận định và đánh giá bước đầu. Nếu kết quả vận hành tốt thì đây sẽ mô hình thí điểm cho các vùng khác trong trung tâm TP..
c. Đánh giá hiệu quả giải pháp tiêu thoát nước vùng trung tâm TP
Việc đánhh giá hiệu quả có thể khởi động các hoạt động hỗ trợ (Mục a trên đây) kết hợp giữa việc vận hành thí điểm cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè và lưu vực Tân Hoá – Lò Gốm cũng sẽ hoàn thành vào năm 2014. Như vậy vùng trung tâm đã có 3 lưu vực hoàn thành xây dựng các công trình thoát nước (Nhiêu Lộc –Thị Nghè, Tàu Hũ – Bến Nghé; kênh Đôi – kênh Tẻ và Tân Hoá –Lò Gốm.
Việc đầu tư dự án chống ngập cho lưu vực Bến Mương –Láng The sẽ rút kinh nghiệm từ 3 lưu vực trên trên đây. Sự điều chỉnh giải pháp kỹ thuật có thể sẽ được thực hiện khi có kết quả bước đầu đánh giá hiệu quả các dự án thoát nước của 3 lưu vực đã được đầu tư hoàn chỉnh.