6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
1.2.4.2. Chế độ thủy văn dòng chảy
Các đặc điểm dòng chảy ở lưu vực sông Đồng Nai được phân tích dựa trên cơ sở tài liệu thu thập tại 3 trạm thủy văn: Trị An trên sông chính Đồng Nai, Phước Hòa trên Sông Bé và Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn. Kết quả tổng kết đặc trưng dòng chảy được trình bày trong Bảng 1.3. Trạm Trị An và Dầu Tiếng nằm ở cửa ra của hai hồ. Do đó dòng chảy qua những trạm này tùy thuộc vào chế độ xả qua nhà máy và qua tràn. Dòng chảy tại Phước Hòa trên Sông Bé cũng chỉ ra
mức độ tự nhiên tương đối do phía thượng nguồn là hồ Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Mieng.
Bảng 1.3: Các đặc trưng dòng chảy tự nhiên lưu vực sông SG – ĐN
Sông Đồng Nai Bé Sài Gòn
Trạm thủy văn Trị An Phước Hòa Tiếng Dầu Diện tích lưu vực (km2) 14,025 5,765 2,700
Max
Tháng 8 9 9
Lưu lượng trung bình tháng (m3/s) 1,421 574 132 Modun dòng chảy (m3/s/km2) 0.101 0.100 0.049
Min
Tháng 5 4 4
Lưu lượng trung bình tháng (m3/s) 48 15 20 Modun dòng chảy (m3/s/km2) 0.003 0.003 0.007
Trung bình năm
Lưu lượng (m3/s) 542 199 56
Độ sâu dòng chảy (mm) 1,271 1,090 648
a. Dòng chảy năm
Dòng chảy sông Đồng Nai có nguồn gốc từ mưa rơi trên lưu vực. Tổng lượng nước được hình thành trên lưu vực bình quân nhiều năm bằng Wo = 32 tỷ m3, tương đương với lưu lượng Q 1.000 m3/s. Mô đuyn dòng chảy Mo = 25l/skm2. Lớp dòng chảy Yo = 787,0mm. Lượng dòng chảy đó phân bố không đều theo không gian: Nơi có mô đuyn dòng chảy dồi dào nhất ở vùng trung lưu với Mo = 38 – 43 l/skm2; Vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn có mô đuyn dòng chảy nhỏ nhất Mo = 15 – 20 l/skm2. Dòng chảy thay đổi theo mùa: Lớn vào mùa mưa, giảm đi vào mùa khô. Tháng X có mô đuyn dòng chảy bình quân 100 – 150 l/skm2; Tháng IV kiệt nhất có mô đuyn bình quân 2 – 3 l/skm2 rất bé.
Hiện tại trên lưu vực đã xây dựng nhiều công trình: Trị An trên sông Đồng Nai; Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn; Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phumieng và Phước Hoà trên sông Bé, Hàm Thuận trên sông La Ngà. Các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện trên đã tích nước trong mùa mưa để cấp một lượng nước quy định trong mùa khô. Do đó lượng nước chảy xuống khu vực thành phố không còn là chế độ thuỷ văn tự nhiên mà chuyển sang chế độ dòng chảy được điều tiết.
Theo quy trình vận hành vào mùa khô, hồ Dầu Tiếng xả xuống hạ lưu với lưu lượng bắt buộc là 20 m3/s để đẩy mặn sông Sài Gòn; trong khi công trình Trị An xả qua tuốc bin lưu lượng 200 m3/s để duy trì điều kiện môi trường hạ lưu.
b. Dòng chảy lũ
Trong mùa lũ do công trình không thể khống chế được các trận lũ lớn nên bắt buộc phải xả nước để bảo đảm an toàn công trình. Các vùng hạ du cần căn cứ vào các lưu lượng xả lũ này để tính toán bảo đảm an toàn trong việc chống ngập cho vùng ven sông. Bảng 1.4 và 1.5 mô tả các thông số về lưu lượng lũ trong điều kiên tự nhiên và lũ xả từ các hồ chứa thượng lưu.
Tất cả công trình từ khi vận hành đến nay (1984 – 2007) chưa lúc nào phải xả đến các lưu lượng nói trên. Lưu lượng xả lớn nhất qua Dầu Tiếng: 600 m3/s (năm 2000); Trị An: 2.551 m3/s (năm 2000). Tuy vậy, ở hạ du cũng đã phải chịu ngập lụt nặng nề. Số liệu quan trắc cho thấy, trận lũ năm 1952 là lũ lịch sử vùng
Đông Nam Bộ, trong khi trân lũ năm 2000 là lũ lớn lịch sử trên sông Mekong thuộc ĐBSCL.
Bảng 1.4: Giá trị lưu lượng đỉnh lũ ứng với tần suất 0,5% (điều kiện tự nhiên).
Vị trí Diện tích (km2) Qm (m3/s)
1. Trị An 14.800 17.000
2. Dầu Tiếng 2.700 2.800
3. Phước Hoà 5.765 7.480
4. Hạ lưu VCĐ (Bến Đá) 4.110 2.847
Nguồn: Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT Bảng 1.5: Lưu lượng xả lũ sau công trình
Vị trí Sông Qp
1% 5% 10%
Hạ lưu Đ.Nai – Sg.Bé Đồng Nai 14.987 8.240 5.600
Dầu Tiếng Sài Gòn 1.305 232 108
Hạ lưu Vàm Cỏ Đông
– Bến Đá Vàm Cỏ Đông 2.309 1.252 564
Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT
c. Đặc điểm dòng chảy kiệt
Hàng năm, mùa kiệt thường bắt đầu vào tháng 12 và kéo dài đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm sau, chiếm khoảng 20% - 25% dòng chảy năm. Thời kỳ kiệt nhất thường vào tháng 2 – 4. Tháng 5, tuy là đầu mùa mưa với lượng mưa tương đối, nhưng do lưu vực vừa trải qua đợt khô hạn kéo dài làm cho phần lớn nước mưa bị bốc hơi và thấm, dòng chảy trong sông tuy có tăng nhưng không đáng kể. Bảng 1.6 là giá trị lưu lượng bình quân tháng tại trạm Dầu Tiếng, Phước Hòa và Trị An.
Trước đây khi chưa có các hồ điều tiết dòng chảy như Dầu Tiếng (sông Sài Gòn), Thác Mơ trên Sông Bé, Trị An (sông Đồng Nai), dòng chảy tự nhiên vào mùa kiệt thì nước ở hạ du sông Sài Gòn – Đồng Nai bị nhiễm mặn nặng nề.
Từ khi có sự hiện diện các hồ trên, ngoài mục đích phát điện, cấp nước tưới, sinh hoạt, cắt lũ cho hạ du v.v. thì chất lượng nước cũng như sự xâm nhập mặn được đẩy lùi. Tuy nhiên tình hình hiện nay, do việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và lấy nước cho sinh hoạt và phục vụ cho các ngành kinh tế khác việc đẩy mặn càng phải triệt để hơn. Đặc biệt là sự phát triển mạnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương) làm cho chất lượng nước sông đặc biệt là TP. HCM vào mùa khô bị ô nhiễm nặng nề, đòi hỏi cần có nhiều nguồn nước điều tiết bổ sung vào thời điểm này. Hiện nay dự án thuỷ lợi đa mục tiêu Phước Hòa đang xây dựng trong giai đoạn cuối. Dự kiến hồ sẽ cung cấp khoảng 50 m3/s cho hồ Dầu Tiếng để cung cấp nước tưới, sinh hoạt và đặt biệt hơn là nó sẽ góp phần cải tạo môi trường.
Bảng 1.6: Lưu lượng bình quân tháng trung bình nhiều năm (m3/s)
Vị trí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dầu Tiếng (Sài Gòn) 34 27 20 19 26 38 60 92 139 134 90 44 Phước Hòa (Sông Bé) 64 31 23 23 81 183 332 47 511 559 311 136 Trị An (Đồng Nai) 78 67 68 128 251 549 768 1024 1062 1060 512 165
Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, Bộ NN&PTNT
d. Nhận xét
Theo tài liệu nghiên cứu đánh giá của Viện QHTL miền Nam cho thấy phân phối dòng chảy năm trong điều kiện tự nhiên và sau khi có công trình, theo đó xu thế chung là dòng chảy mùa kiệt tăng lên, nhưng dòng chảy lũ giảm đi do các hồ chứa tích nước.
e. Đặc điểm lũ và ngập lụt vùng hạ lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn
Những khu vực nằm dọc hạ lưu các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ là những vùng rộng lớn, bằng phẳng và thấp, chịu ảnh hưởng của lũ thượng
nguồn, ngập do triều cường và mưa lớn tại chỗ. Hơn nữa trong thời kỳ này lũ, lụt ở hệ thống sông Mê Kông cũng rất cao và chảy tràn qua sông Vàm Cỏ cộng hưởng gây ngập lụt cho vùng hạ lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn – Vàm Cỏ. Vì vậy tác nhân này càng trở nên rủi ro và thách thức hơn. Thời gian ngập lụt thường kéo dài một vài tuần hoặc hàng tháng, gây thiệt hại tuỳ thuộc vào mức độ ngập nặng, nhẹ khác nhau.
Theo số liệu quan trắc từ năm 1930, vùng hạ lưu vực các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ đã trải qua những trận lũ lớn, như các năm: 1932, 1952, 1964 và 1978, do ảnh hưởng của bão, áp thấp hoạt động trên biển Đông hoặc gió mùa Tây - Nam thịnh hành gây ra. Những trận lũ này đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản và mùa màng của cư dân, các công trình công cộng. Trong đó, trận lũ năm 1952 được coi là lịch sử xảy ra trên lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn. Trong khi đó trên sông Mê Kông cũng đã xảy ra những trận lũ lớn vào các năm gần đây, như: 1978, 1996, 2000, 2001 và 2002. Các hồ chứa hiện hữu như Thác Mơ, Trị An, Dầu Tiếng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc cắt, giảm lượng lũ cho vùng hạ lưu vào những năm vừa qua.