6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
2.4.3.4. Các đề xuất giải pháp chống ngập khác
a. Đề xuất giải pháp xóa ngập của GS.TS. Lê Huy Bá
Tập san “Cuối Tuần” đăng đề xuất về giải pháp xóa ngập cho TP.HCM của GS.TS. Lê Huy Bá trình bày trong hội thảo về “Giải quyết vấn đề ngập lụt
đô thị” do Viện Kinh tế TP.HCM tổ chức vào ngày 27-7-2006. Tóm tắt đề xuất như sau:
Nguyên tắc:
Phải giữ đúng nguyên tắc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không quản lý theo đơn vị hành chính. Hồ điều hòa sẽ phải được xây dựng, không thể nào khác được. Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền. Cần tính đến mực nước biển dâng do trái đất nóng lên.
Giải pháp công trình:
Nạo vét kênh rạch để tăng lưu lượng thoát nước. Mức nạo vét lấy kích
thước kênh rạch trước khi bị bồi lấp, lấn chiếm.
Đối với vùng cao: không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hòa dạng chìm ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường v.v.
Đối với vùng ngập do mưa: không làm thêm các đường cống nối từ đường
này với đường khác; mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía bắc trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa.
Đối với vùng thấp: xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát, sau đó khi triều rút thoát nước tự chảy.
Tìm hiểu khả năng đào một kênh vành đai đủ lớn để tiêu nước nửa phía bắc và tây bắc thành phố từ sông Sài Gòn, tại vị trí cửa Rạch Tra, trên
sông Sài Gòn chảy qua huyện Hóc Môn về Bình Chánh rồi đổ ra sông chợ Đệm.
Giải pháp phi công trình:
Hoàn chỉnh qui hoạch về thoát nước đô thị (TNĐT), phải thể chế hóa các đặc trưng, tiêu chí có liên quan tới TNĐT như: cốt san nền, tỉ lệ diện tích đất tự nhiên, hồ ao, kênh rạch, xây dựng tiêu chí sinh thái đô thị. Tiến tới xã hội hóa TNĐT.
b. Các đề xuất khác:
Ngày 16/12/2011, Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý Môi trường phối hợp với Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM tổ chức hội thảo: “Giải
pháp chống ngập triều, xâm nhập mặn và ngập lụt cho khu vực TPHCM, Đồng Nai, Long An” do GS.TS Nguyễn Tất Đắc đề xuất với mục tiêu áp dụng giải pháp
công trình xây dựng cống, đập ngăn triều chống ngập cho TP.HCM. Đây là phương án mặn trung gian giữa đề xuất bao khu giữa và bao ngoài của Bộ NN&PTNT.
Ngoài ra còn một số đề xuất khác như Dự án nghiên cứu khả thi quản lý và giảm nhẹ ngập, lụt cho TPHCM, do Tư vấn Haskoning (Hà Lan) soạn thảo vào giai đoạn năm 2011-2012; Đề xuất dùng mái nhà chứa nước mưa; Xây dựng các hồ chứa ngầm dưới lòng đất v.v. của một số cá nhân.
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH