XÁC ĐỊNH NHỮNG TỒN TẠI CỦA GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬ P

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 121)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

3.7XÁC ĐỊNH NHỮNG TỒN TẠI CỦA GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬ P

[1], [2], [5], [6], [12], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [22], [23], [24], [25]

3.7.1. Tổng quan:

Từ kết quả khảo sát và phân tích kiểm chứng ngập nước trong hai năm 2012 và 2013 cho thấy thực trạng úng, ngập ở TP.HCM tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Điều đó cho thấy hiệu quả các giải pháp chống ngập đã và đang được thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Trong đó tồn tại đầu tiên dễ nhận thấy là mâu thuẫn giữa báo cáo tổng kết chống ngập của TTĐHCN và thực trạng úng ngập diễn ra trong năm 2012-2013. Lý do có thể giải thích rằng báo cáo của TTĐHCN là kết quả 6 tháng đầu năm (vào mùa khô) nên số lượng các điểm ngập

đều thấp hơn số liệu thực tế rất nhiều. Đặc biệt vào mùa mưa kết hợp mùa triều cường xảy ra vào cuối năm. Dẫn chứng cụ thể dưới đây:

 Năm 2012, khi mưa chính vụ xuất hiện vào các tháng 8, 9 và 10, với lượng mưa lớn hơn 70 mm, số lượng điểm ngập (lưu niên, tái ngập và mới phát sinh) ở các quận nội và ngoại thành được kiểm đếm thực tế có trên 50 vị trí, cao hơn nhiều so với số liệu công bố của TTĐHCN (31 điểm).

 Báo cáo 6 tháng đầu năm 2013 của TTĐHCN cho biết chỉ còn 18 điểm ngập trong vùng trung tâm TP. Tuy nhiên những cơn mưa đầu vụ (tháng 5 và tháng 6), nhiều điểm ngập đã xuất hiện ở các quận nội thành và ngoại vi TP. Thậm chí một số nơi vẫn bị ngập do triều cường, như đường Phạm Thế Hiển (quận 8), có đoạn ngập sâu 20 cm. Cũng do triều cường, có nơi do bể bờ bao hoặc mất van ngăn triều, nước từ kênh chảy ngược qua đường ống tiêu, thoát hoặc tràn vào các hẻm trũng gây ngập nước diễn ra ở khu dân cư đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh (vào lúc 15:00, ngày 10/6/2013), mặc dù trời không mưa (Hình 3.21)

Nguồn: Báo Pháp Luật, ngày 11/6/2013

Hình 3.21: Ngập triều xảy ra vào chiều ngày 10/6/2013 tại khu dân cư đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh,

Hàng năm, bán đảo Thanh Đa có nhiều nơi bị ngập nước (Hình 3.22) Nhất là vào mùa mưa, tình trạng ngập ở đây chắc chắn nghiêm trọng hơn khi kết hợp mưa lớn và triều cường. Lý do ngập nước ở đây rõ ràng vì cao độ mặt đất thấp

hơn mực nước đỉnh triều, hệ thống tiêu thoát nước kém, lại chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước hiện đại.

Hình 3.22 Người dân ở khu Thanh Đa - Bình Quới (Bình Thạnh) đã quen thuộc

với cảnh ngập do triều cường xảy ra trong năm (Nguồn: Ảnh: Mai Vọng).

3.7.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiêu thoát nước hiện hữu quá tải

Ngập nước do thiếu cống: (chiều dài, tiết diện) hoặc ngập do không có

cống (do các khu dân cư mới phát triển quá nhanh so với cơ sở hạ tầng về thoát nước) hoặc có cống, nhưng bị bể hoặc không nối với hệ thống.

Ngập nước do cống quá tải: Do duy tu, nạo vét các đường ống thoát nước

không tốt, cống bị hư hỏng hoặc bồi lấp, do hệ số chảy tràn gia tăng so với trước đây, do thiết kế sai (chọn lưu vực sai, không xét đến ảnh hưởng của thủy triều, đấu nối tùy tiện vào hệ thống hiện hữu…), do thi công sai (sai lệch về độ dốc, cao trình…), do bị bít hướng thoát nước bởi các khu dân cư mới phát triển chắn ngang hướng thoát cũ v.v.

Ngập do thiếu kênh rạch thoát nước: (chiều dài và tiết diện), mất hồ điều

tiết nước, mất vùng đệm và hệ số chảy tràn gia tăng do việc san lấp, lấn chiếm kênh rạch và quá trình đô thị hóa thiếu quản lý và không theo quy hoạch.

Giải pháp kỹ thuật tạm thời: Các dự án chống ngập hiên nay mang tính

không cao. Do đó giải pháp kỹ thuật chống ngập hiện nay chỉ phù hợp cho giai đoạn trước mắt và ngắn hạn.

Giải pháp cục bộ: Các giải pháp chống ngập cho vùng nội thành chủ yếu

tập trung vào biện pháp công trình xoá ngập các điểm ngập lộ thiên trên các tuyến phố mà chưa coi trọng giải pháp chống ngập cho các khu dân cư (các hẻm, vùng trũng, nền nhà của dân, Hình 3.23).

Hình 3.23: Hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng ngập triều trong các con hẻm và đường phố ở vùng trũng ở TP.HCM

Chưa giải quyết chống ngập trong nhà các hộ dân có cao độ nền nhà thấp thua cao độ ngoài mặt đường trong các quận nội và ngoại vi thành phố (Hình 3.24).

Hình 3.24: Nền nhà một số hộ dân ở đường Phạm Thế Hiển, P.7, Q.8, TP.HCM thấp hơn mặt đường khoảng nửa mét - ảnh : Đức Phú

Giải pháp phi công trình: chưa được quan tâm thoả đáng. Trong đó sự

tham gia của công đồng cư dân TP vào công tác chống ngập còn mờ nhạt. Biểu hiện rõ nét nhất là người dân nhiều nơi đã bịt miệng cống tiêu nước đặt trước cửa nhà họ. Rác thải xuống kênh tiêu thoát nước và cống còn rất phổ biến. Ý thức cộng đồng bảo vệ công trình tiêu nước công cộng cần phải được nâng cao.

3.7.3. Chất lượng quy hoạch chưa phù hợp

Quy hoạch tiêu thoát nước và chống ngập cho thành phố chậm, thiếu đồng bộ và không theo kịp tốc độ phát triển KT – XH. Cần nhấn mạnh khi khởi đầu nghiên cứu quy hoạch là số liệu và thông tin cơ bản thu thập không đầy đủ và không được sàng lọc dẫn đến kết quả nghiên cứu quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công, quản lý và vận hành không đủ độ tin cậy. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống mốc cao độ địa hình, thuỷ văn và cốt nền thiết kế các công trình hạ tầng chưa thống nhất nên nhiều cửa cống thoát nước (thuộc đường ống cấp I) nằm dưới mực nước đỉnh triều ở các khu vực thấp như các quận 6,7, 8, 9, Bình Thạnh, Nhà Bè và Bình Chánh v.v.

Trong khi các thông tin về nước biển dâng đã không được quan tâm khi lập quy hoạch (thời điểm 1998-2000). Hậu quả là các công trình tiêu thoát nước sẽ cộng hưởng lún theo nền, đồng thời mực nước biển sẽ ngày càng tăng dẫn đến hiệu quả đầu tư chống cho vùng nội ô trung tâm TP (vùng lõi) không cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phối hợp quy hoạch giữa các ngành (phát triển đô thi, giao thông, thuỷ lợi v.v. là không tốt.

Số liệu về nguyên nhân lún nền chưa được nghiên cứu chuyên sâu và xem xét trong quá trình quy hoạch, thiết kế và thi công.

Các quy hoạch chỉ tập trung vào giải pháp công trình mà thiếu giải pháp phi công trình. Do đó thành phố nên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân đồng thuận trong nỗ lực xoá ngập một cách bền vững.

3.7.4. Quá nhiều ý tưởng chống ngập

Chưa kể các cá nhân đề xuất nhiều ý tưởng chống ngập khác nhau mà các cơ quan Nhà nước cũng đưa ra các giải pháp, ý tưởng cũng khác nhau. Thậm chí còn mâu thuẫn trong đề xuất như “Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập khu vực

TP.HCM” của Bộ NN&PTNT (đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết địng số

1547/ QĐ/TTg, 5/2008), nhưng Tổng cục Thuỷ lợi lại đề xuất quy hoạch đê biển Vũng Tàu - Gò Công. Quy hoạch sau phủ định quy hoạch trước.

Rõ ràng cần một cơ quan có thẩm quyền, có kiến thức chuyên môn mới có thể đưa ra các giải pháp chống ngập cho TP.HCM một cách căn cơ, khả thi về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.

CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ÚNG, NGẬP

4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHỐNG NGẬP:

[4], [5], [6], [7], [8], [12], [15], [16], [17], [18], [19], [21]

Từ những phân tích tồn tại, bất cập của giải pháp chống ngập trên đây cho thấy việc việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết và cấp bách. Muốn vậy việc thiết lập cơ sở khoa học làm cơ sở để bổ sung và điều chỉnh quy hoạch là việc làm ưu tiên.

4.1.1. Nhận thức và xây dựng cơ sở dữ liệu về nước

4.1.1.1.Nhận thức vai trò của cơ sở dữ liệu: [16], [17], [18]

Cơ sở dữ liệu “đầu vào” được sử dụng cho công tác nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, xây dựng v.v là yếu tố cơ bản, mang tính quyết định tới kết quả tính toán để đưa ra những quyết định quạn trọng liên quan tới hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường. Do đó nếu số liệu không chuẩn, thiếu chính xác sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu không phù hợp, “đầu ra” không đủ độ tin cậy kéo theo những hậu quả nghiêm trọng khi đưa ra các chính sách, quyết định đầu tư. Thực tiễn đã chứng minh vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu trong các dự án nghiên cứu, quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đủ độ tin cậy liên quan tới nước, phục vụ cho các nghiên cứu, lập dự án đầu tư, quy hoạch, thiết kế, quản lý, vận hành các dự án phát triển hạ tầng cơ sở đô thị, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước. Đặc biệt là hạ tầng hệ thống công trình tiêu thoát nước của giải pháp chống ngập cho TP.HCM.

4.1.1.2.Cơ sở dữ liệu

Một cơ sở dữ liệu đầy đủ và chính xác là chìa khoá thành công để đối phó với những thách thức, rủi ro do thiên tai hạn hán và lũ lụt gây ra. Đó là đúc kết từ các

nhà khoa học và chuyên gia trên Thế giới nói chung và Hà Lan nói riêng, trải qua quá trình dài nghiên cứu quản lý tài nguyên nước tổng hợp và được thực tiễn chứng minh trong lĩnh vực an ninh lương thực và an toàn về nước. Từ đó rút ra quy luật sau/nguyên lý sau đây:

Không có số liệu sẽ không có thông tin;

Không có thông tin thì sẽ không có kiến thức;

Không có kiến thức sẽ không có các quyết định đúng đắn;

Không có quyết định đúng sẽ không có an ninh lương thực hoặc an toàn

về nước;

Nếu không có an ninh lương thực và an toàn về nước sẽ không có phát

triển kinh tế bền vững.

4.1.2. Xây dựng cốt nền cho phát triển đô thị [18]

Việc ưu tiên thứ hai là phải xây dựng cốt nền cho quy hoạch phát triển đô thị. Cốt nền được hiểu là mức (cao độ) chuẩn so với mực nước biển trung bình (mặt nước gốc) theo hệ cao độ Quốc gia (hiện nay là hệ VN-2000, lấy mặt nước gốc tại Hòn Dấu, Kiến An, Hải Phòng) làm tiền đề phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng một khu vực, một vùng, hay một đô thị.

Hiện nay ở TP.HCM và rất nhiều đô thị khác ở Việt Nam chưa xác định được cốt nền thống nhất. Mặc dù Viện Quy hoạch TP đã đưa ra quy định lấy mức cao độ trên +2,0 m, kèm theo bản đồ đo đạc cao trình cụ thể cho từng vùng. Tuy nhiên thực tế phát triển đô thị không dựa trên cốt nền (cao trình) với những đường đồng mức cụ thể (đường vẽ ranh giới cao thấp giữa các vùng đất).

Hiện nay, các quận vẫn còn đang thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết nên chưa thể áp dụng cốt nền xây dựng. Do chưa tính được cốt nền xây dựng cụ thể cho từng khu vực nên khi cấp phép xây dựng, không thể khống chế chiều cao nền nhà được. Đây cũng là nguyên nhân và hậu quả nhiều khu vực của TP cả vùng nội ô và ngoại vi đã xảy ra trường hợp bị ngập nước khi mưa hoặc triều cường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù mực nước triều tại trạm Phú An, trên sông Sài Gòn chỉ đạt mức 1,5 m - 1,60m MSL, nhưng nhiều đường phố được thiết kế cao độ mặt đường là +2,25

m MSL, như Võ Văn Kiệt (Q. 6), Nguyễn Văn Linh (Q. 7), thậm chí khu nhà Nam Long có cao độ thiết kế là +2,65 mMSL cũng bị ngập trong những ngày triều cường trong tháng 12/2013 (các ngày 4, 5 và 6/12/2013).

4.1.3. Quan trắc lún nền [18]

Những thông tin về nhiều công trình kiến trúc bị lún, nghiêng, chuyển vị (nhiều nhà dân, đường và cầu Nguyễn Hữu Cảnh v.v) và kết quả nghiên cứu lún gần đây từ các nhà khoa học trong và ngoài nước công bố cho thấy hiệu ứng lún xuất hiện ở nhiều khu vực của TP là rất rõ ràng. Đây là tín hiệu cảnh báo rủi ro tiềm ẩn về tình trạng lún/chìm đang và sẽ diễn biến theo thời gian.

Hiệu ứng lún nền xảy ra do mức khai thác nước ngầm không kiểm soát (khoảng 1,0 triệu m3/ngày đêm) cộng hưởng với điều kiện địa chất các lớp địa tầng bề mặt mềm yếu (10-40 m là bùn sét) phải gánh chịu tải trọng siêu trọng từ các công trình kiến trúc, đường giao thông, đê, đập v.v. làm cho nhiều khu vực trong TP đang chìm dần.

Ước tính của GS.TS. Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Địa kỹ thuật và Nền móng Việt Nam, cho kết quả mức lún hiện nay của nhiều vùng trong TP là khoảng 1-3 cm/năm. Nếu không có biện pháp bù lún thì trong khoảng 50-100 năm nữa, TP sẽ chìm xuống khoảng 50-100 cm. Khi đó cộng hưởng với nước biển dâng khoảng 30-75 cm cùng kỳ thì sẽ là thảm hoạ cho TP về ngập nước.

Vì những lý do trên đây việc quan trắc lún cần được đầu tư nghiêm túc ngay từ bây giờ để có giải pháp ứng phó.

4.1.4. Kết quảđánh giá hiệu quả giải pháp chống ngập vùng trung tâm TP

[5], [6], [12], [18], [19], [21]

Việc đánh giá hiệu quả các giải pháp đầu tư chống ngập sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho việc để điều chỉnh quy hoạch chung phát triển hạ tầng thoát nước và phát triển không gian đô thị.

4.1.5. Học tập kinh nghiệm chống ngập ở trong và ngoài nước [8], [12], [15]

Kinh nghiệm chống ngập nước ở các đô thị Việt Nam như các thành phố: Thủ đô Hà Nội, Cố đô Huế, Hội An v.v. sẽ là những bài học thực tiễn bổ ích cho TP.HCM trong quá trình định hướng và quy hoạch phát triển hạ tầng cơ sở và đô thị. Ngoài ra các đô thị trên Thế giới có điều kiện tương tự như: Amsterdam (Hà Lan), London (Anh), Macxay (Pháp), Saint Peterbug (Nga) v.v đã có kinh nghiệm xây dựng đô thị từ nhiều thế kỷ trước. Kinh nghiệm quy hoạch từ các thành phố này nên được học tập và áp dụng phù hợp trong điều kiện tự nhiên của TP.HCM.

4.2. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHỐNG NGẬP: [1], [2], [6], [8], [12], [15], [18] [8], [12], [15], [18]

Giải pháp chống ngập vùng trung tâm TP hiện nay thực hiện theo Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa và nước thải cho TP.HCM đến 2020 của Nhật (JICA, 2000) và Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập khu vực TP.HCM và vùng lân cận của Bộ NN&PTNT (1547/QĐ – TTg, 2008) dựa trên nguyên tắc “ngăn chặn

bằng đê đập” kết hợp các hoạt động san lấp mặt bằng các vùng ao hồ, đầm lầy,

bãi sông, bãi ngập triều, kèm theo việc bê tông hoá các công trình kiến trúc dân sinh và công cộng trong quá trình đô thị hoá.

Kết quả các giải pháp chống ngập những năm qua cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế và còn nhiều tồn tại. Do đó muốn cho việc chống ngập cho TP.HCM có hiệu quả, việc trước nhất là phải điều chỉnh quy hoạch hệ thống thoát nước của TP dựa trên nguyên tắc hoàn toàn khác biệt với nguyên tắc “ngăn

chặn bằng đê đập” vẫn theo đuổi từ trước cho đến nay. Đó là nguyên tắc “khai thông/mở rộng dòng chảy – room for water”.

Mở rộng dòng chảy để nước mưa có thể thoát dễ dàng vào những vùng trũng tự nhiên ở phía Nam của thành phố. Diện tích dòng chảy cần phải được gia tăng bằng cách nạo vét hoặc nới rộng hệ thống kinh rạch hiện có. Quan trọng là các kênh, rạch: rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé, các Kênh Tẻ - Đôi, Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Bến Cát và các trục tiêu khác như sông

Cần Giuộc, Chợ Đệm v.v cũng phải được nạo vét để tăng khả năng tiêu nước và các đường thoát nước mới (ngầm hoặc lộ thiên) dành riêng cho việc tiêu, thoát nước mưa sẽ được xây dựng.

Các công trình cản trở hay ngăn chận đường thoát nước tự nhiên trong toàn vùng cần phải nghiên cứu lại, thậm chí nếu cần thiết phải được tháo dỡ. Ngoài ra các trạm bơm có công suất cao sẽ được lắp đặt để gia tăng khả năng thoát nước của hệ thống.

Để làm giảm mực nước thủy triều trong sông Sài Gòn, diện tích dòng chảy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 121)