6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
2.3.2. Xây dựng đê bao chống ngập, lụt
Thực tiễn ở các nước cho thấy nhiều nơi trên thế giới có xu hướng chuyển một số vùng đê bao có nguy cơ bị ngập lụt cao trở về trạng thái tự nhiên. Điển hình là ở Hà Lan, một đất nước có hơn 2/3 diện tích đất nằm dưới mực nước biển. Số liệu khảo cổ học cho thấy đê bao đầu tiên được xây trên đất nước Hà Lan vào khoảng 500 năm trước Công nguyên. Kể từ sau đó, phong trào khai hoang mở đất được phát triển và đê được hình thành.
Vào thế kỷ thứ 11, đê đã được xây dọc các bờ sông Rhine, Maas, và Waal. Mãi đến năm 1932, nhiều đê bao được hình thành. Tuy nhiên, trong lịch sử hình thành đê bao (dikes), bờ bao (polders) của Hà Lan có những thành công và cũng có những thất bại cần được xem xét.
Quan niệm về rủi ro trong quản lý lũ ở Hà Lan không chỉ dựa vào tần suất lũ xuất hiện, thay vào đó rủi ro được xác định bởi một hàm số gồm tần suất lũ
SỐ LƯỢNG CHẤT LƯỢNG
NƯỚC
SUDS
TIỆN ÍCH CHO SỰ SỐNG
xuất hiện (như lũ 100, 1.000, 10.000 năm) x hệ quả của lũ (thiệt hại do lũ rây ra). Đặc biệt, khi đê bao và bờ bao được hình thành, đầu tư vào nông nghiệp, nhà ở, công nghiệp càng nhiều, do đó rủi ro thiệt hại sẽ càng cao.
Một trong những nguyên nhân chính làm mực nước lũ ngày càng cao là do nhiều bờ bao được xây dựng, thiếu không gian tự nhiên để chứa nước lũ, dẫn đến lũ cục bộ và ngập ở diện rộng ở Hà Lan. Chính quyền Hà Lan đã nhận ra được giải pháp kỹ thuật dùng đê bao, bờ bao khép kín không hiệu quả về lâu dài, đặc biệt là trong những trận lũ lớn. Từ đó, giải pháp mở rộng không gian cho sông “rooms for river” được ra đời vào đầu thập niên 2000.
Biện pháp này thay thế cho giải pháp truyền thống như nâng cao các đê bao và bờ bao, nhằm tạo nhiều không gian để chứa nước trong trường hợp lũ lớn. Đây cũng là giải pháp để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Mục đích của giải pháp này là nới rộng không gian để chứa nước lũ bằng việc chuyển đổi một số vùng đất nông nghiệp không hiệu quả, ít dân cư trở về trạng thái nguyên thủy (đất ngập nước). Đồng thời khai thác du lịch sinh thái trên các vùng đất trên. Giải pháp này đã giúp Hà Lan kết hợp cả giữa kỹ thuật và sinh thái môi trường để quản lý và giảm nhẹ lũ. Các quốc gia có truyền thống lâu đời trong quy hoạch đô thị và quản lý lũ, điển hình là Hà Lan, Pháp v.v. có xu hướng đẩy mạnh sang giải pháp phi công trình.
Hai học giả Ying và Li (2001) nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân dẫn đến mực nước lũ ngày càng cao hơn trên sông Giang Tử của Trung Quốc:
- Nguyên nhân thứ nhất là chặt phá rừng ở thượng nguồn làm nước không giữ được, dẫn đến lũ hạ nguồn.
-Nguyên nhân thứ hai là sự khai hoang đất kèm theo sự bồi lắng ở các hồ chứa làm thiếu không gian chứa nước trong mùa lũ, dẫn đến lũ cục bộ.
-Nguyên nhân thứ ba là việc xây dựng các con đê, bờ bao ven sông ngòi, kênh rạch làm phù sa bị bồi lắng ở đáy sông, kênh, rạch qua nhiều năm, dẫn đến dòng chảy bị yếu đi nên thoát lũ rất chậm. Các nguyên nhân trên cho thấy việc xây đê bao, bờ bao sẽ làm tăng khả năng xảy ra lũ lớn cục bộ, và cả diện rộng.