6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
3.4.2.1. Trực tiếp gây ngập:
Theo lý thuyết dòng triều, mực nước thượng lưu (sông Sài Gòn so với cửa biển hoặc mực nước trong các trục tiêu so với sông Sài Gòn) tỷ lệ nghịch với chiều rộng sông, nhưng tỷ lệ thuận với dòng triều. Điều này giải thích mực nước tại Phú An cao hơn so với trước đây khi chưa xây dựng các đê dọc sông. Trong các kênh trục tiêu như Nhiêu Lộc Thị Nghè, Tàu Hũ- Bến Nghé những nơi mà toàn bộ diện tích bãi bồi ven kênh bị san lấp, chiều rộng kênh bị giảm đi rất nhiều, trong khi kênh được nạo vét sâu hơn nên dòng chiều (năng lượng triều) tăng lên truyền vào các hệ thống đường ống gây ngập những khu vực địa hình thấp. Hiệu ứng ngập này thường xuất hiện trong mùa khô lúc triều cường.
Một số nơi nước tràn qua đê bao, bờ bao dọc các kênh, rạch, sông Sài Gòn, như các quận 2, 6,7, 8, 9, Bình Chánh, Nhà Bè và Thủ Đức. Điển hình là ngày 5/12/2013, triều cường đạt đỉnh 1,62m MSL tại trạm thuỷ văn Phú An, trên sông Sài Gòn, nước tràn qua đỉnh phá vỡ đoạn bờ bao thuộc khu phố 8, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức đã gây ngập nhiều nơi, làm hơn 100 hộ dân phải phai đi sơ tán tá túc nơi khác (Hình 3.17).
Trường hợp ngập triều trên đây mô tả cơ chế thuỷ lực chảy tràn tự do (chảy trọng lực) khi chênh lệch mực nước ngoài sông lớn hơn cao độ trong khu dân cư trũng. Khi đó có thể áp dụng công thức tình lưu lượng qua đập tràn đỉnh rộng:
Q = m.b 2g H32. (10) Trong đó:
m: hệ số lưu lượng; b (m): chiều rộng tràn;
g (m/s2): gia tốc trọng trường; H (m): cột nước tràn.
Nguồn: Ảnh Quang Khải
Hình 3.17: Các lực lượng khẩn trương gia cố lại đoạn bờ bao bị bể tại khu phố 8, P hường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, ngày 5/12/2013
Khi mực nước trong đồng và ngoài sông bằng nhau sẽ xuất hiện cơ chế thuỷ lực trao đổi nước giữa các ô chứa và sông. Lúc này chế độ thuỷ lực tuân theo lý thuyết dòng không ổn định ảnh hưởng bởi thuỷ triều. Do đó phương trình Saint Vernant (1871) được ứng dụng để mô phỏng chế độ thuỷ lực dòng không ổn định (xem Mục 2.2.4 Phương pháp mô hình toán).
Mức độ và thời gian ngập phụ thuộc vào mức nước triều hằng ngày, chu kỳ triều âm lịch trong tháng, mùa triều cường trong năm và cao trình đất nền, sự cân đối tình hình ngập (mức ngập, thời gian ngập).
Cao trình đất thường bị ngập trực tiếp là < + 1,4 m MSL từng đợt trong ngày. Các khu vực đô thị thành lập từ đất ruộng (nâng nền, nằm ven các sông,kênh, rạch); cao trình từ +1.0 - +1.4m thường có mức ngập lên cao đến 0.4m với thời gian 2 lần/ngày của 2 đợt triều cường /tháng mỗi đợt từ 3-7 ngày.
Tùy cao trình để có thời gian từ 1 – 3 giờ / đợt. Đối với đất nông nghiệp cao trình đất ruộng thường từ + 0,4 m - +1,2 m MSL nên tình hình ngập khá thường xuyên trong năm .