6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
4.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động ngập nước
Tăng cường chất lượng và đa dạng công tác dự báo của Đài KTTV Nam Bộ trong mùa mưa kết hợp triều cường cuối năm. Các bản tin dự báo cần đưa thông tin lên các mạng tryền thông công cộng (báo chí, đài phát thanh, truyền hình). Ngoài ra cần đưa đến các quận huyện ngoại thành để cư dân các vùng nguy hiểm được cảnh báo.
Ban PCLB của TP phải kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch gia cố các đê bao, bờ bao xung yếu dọc các tuyến sông, rạch. Đồng thời thiết lập mạng lưới thông tin về mực nước báo động trên sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Cần cắm mốc cảnh giới về rủi ro ngập nước (vỡ đê hoặc xạt lở bờ) tại một số vùng trọng điểm.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ hệ thống tiêu, thoát nước, không vứt rác, chất thải ô nhiễm xuống các trục kênh tiêu, không lấn chiếm, san lấp kênh, rạch. Không bịt cống, rãnh thoát nước.
Thành lập tổ chuyên gia đánh giá hiệu quả các dự án đã thực hiện. Đồng thời thiết lập các tiêu chí đánh giá rủi ro ngập nước và thiết lập bản đổ rủi ro ngập theo các cấp mực nước tại các trạm thuỷ văn Phú An, Nhà Bè, Lái Thiêu v.v.
Kết hợp chương trình thông báo ùn tắc giao thông VOV và các vùng, điểm ngập trong mùa mưa để giảm thiểu tại nạn giao thông và rủi ro điện giật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của TP.HCM tạo cho nơi này phải chịu rủi ro vì nước. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử 300 năm hình thành và phát triển không ghi chép các sự kiện lũ, lụt, úng, ngập tương tự như hiện nay. Hiện tượng úng, ngập ở TP.HCM chỉ xuất hiện vào thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thời kỳ bắt đầu tái thiết sau chiến tranh.
Nguyên nhân gây ngập nước do cả thiên nhiên và con người, nhưng các hoạt động kinh tế trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng đã làm cho tình trạng ngập nước ngày càng trầm trọng hơn. Trong đó việc san lấp kênh, rạch, ao, hồ, bãi triều và bê tông hoá các công trình kiến trúc là tác nhân trực tiếp đồng hành với việc khai thác nước ngầm quá mức trong các lớp địa tầng mềm yếu, trong khi hệ thống thoát nước đô thị quá tải, không đồng bộ.
Hiệu quả rõ nét nhất của các dự án chống ngập vùng nội thành là cải thiện cảnh quan môi trường dọc tuyến kênh tiêu, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Các biện pháp kỹ thuật chỉ tập trung xoá các điểm ngập lộ thiên trên các tuyến phố công cộng mà chưa giải quyết ngập trong nhà hộ dân và các hẻm nhỏ, xa trung tâm. Do đó tình trạng ngập ở nhiều nơi trong TP vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Rõ ràng Kế hoạch xoá ngập vào năm 2015
là không khả thi.
Những tồn tại và bất cập trong việc tìm kiếm các giải pháp chống ngập cho khu vực TP.HCM và vùng lân cận mà nguyên nhân cốt lõi là thiếu chuỗi số liệu và thông tin chuẩn xác, đủ độ tin cậy sử dụng trong quá trình nghiên cứu quy hoạch. Đặc biệt là sự nhầm lẫn giá trị giữa các mốc địa hình thuộc các hệ cao độ địa hình và thuỷ văn khác nhau.
Từ những tồn tại và bất cập trong các giải pháp chống ngập hiện nay cho thấy cần phải bổ sung và điều chỉnh quy hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro ngập nước đảm bảo cho người dân TP.HCM được sống trong môi trường nước an toàn và phát triển kinh tế bền vững.
2. KIẾN NGHỊ:
Cần phải đánh giá lại hiệu quả đầu tư các dự án chống ngập vùng nội thành trung tâm TP để quyết định nên hoặc dừng lại việc đầu tư hoàn thiện các dự án, chương trình chống ngập hiện nay. Nhất là quy hoạch thuỷ lợi chống ngập cho khu vực TP.HCM của Bộ NN&PTNT.
Tiếp tục theo dõi, giám sát và vận hành các đầu mối và hệ thống đường ống thoát nước hiện nay. Vận hành thử nghiệm cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè và các cống ngăn triều khác để đánh giá hiệu quả chống ngập.
Cần xây dựng, nâng cấp và hệ thống hoá cơ sở dữ liệu đồng bộ, trong cùng hệ thống cao độ và toạ độ thống nhất, đủ chuẩn xác để phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Cần phải nghiên cứu, theo dõi và giám sát, chuẩn bị cơ sở lý luận khoa học đưa vào quy hoạch chung của thành phố để chủ động thích ứng, đối phó với thảm hoạ trong tương lai, đảm bảo phát triển bền vững, trong bối cảnh khí hậu biến đổi toàn cầu và nước biển dâng.
Trước mắt cần phải quan trắc hiệu ứng lún nền ở khu vực TP.HCM và giám sát việc khai thác nước ngầm theo một chương trình/dự án cấp Quốc gia.
Ngoài việc đầu tư chống ngập bằng giải pháp công trình, các hình thức tuyên truyền, cổ động nhằm nâng cao nhận thức của người dân (giải pháp phi công trình) đồng thuận cùng chính quyền TP trong nỗ lực xoá ngập một cách bền vững.
Tăng cường giao lưu và hợp tác Quốc tế trong giải quyết hiệu ứng ngập nước và các vấn đề khác liên quan.
Với khả năng kinh tế và kỹ thuật của Viêt Nam hiện nay, chúng ta nên áp dụng kinh nghiệm chống ngập của Hà Lan và các nước trên Thế giới. Đó là chống ngập khu vực nhỏ với diện tích khoảng 10-30 ngàn ha và nên ứng dụng nguyên lý khơi thông và mở rộng dòng chảy thay vì ngăn chặn dòng chảy bằng đê, đập, cống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bộ NN&PTNT, Viện KHTL miền Nam, 5/2008. “Dự án Quy hoạch thuỷ
lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”, Giai đoạn thiết kế quy
hoạch, Báo cáo chính và các phụ lục.
[2] Bộ NN&PTNT, Viện QHTL miền Nam, 2012. “Quy hoạch đê biển Vũng
Tàu - Gò Công”, Báo cáo tóm tắt.
[3]. Công ty Thoát nước TP.HCM, 1995, “Báo cáo điều tra tổng hợp về hệ
thống thoát nước tại TP.HCM», Báo cáo chính.
[4]. Hoàng Hưng PGS.TS., 2005, “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước “. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
[5] Hồ Long Phi, “Thay đổi khí hậu ở thành phố HCM, Phân tích thống kê”, Hội thảo Quốc tế về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngập lụt đô thị, ngày 24–25/6/2009.
[6] Haskoning, 12/2012. “Dự án quản lý lũ, lụt TP.HCM - Ho Chi Minh City
Flood and Inundation management Project”, Báo cáo tóm tắt (Bản dịch tiếng
Việt).
[7]. Hoàng Huệ, Phan Đình Khôi, 2007. « Mạng lưới thoát nước», NXB Xây dựng Hà nội. Giáo trình dùng cho sinh viên đại học, Đại học Kiến Trúc Hà Nội. [8] Lê Huy Bá, 2010. «Đề xuất giái pháp chống ngập cho TP.HCM ».
[9] Lưu Công Đào, Nguyễn Tài, 1984. “Sổ tay tính toán thuỷ lực”. Bản dịch tiếng Việt từ nhóm các tác giả của Liên Xô cũ do P.G. Kixelep chủ biên.
[10] Nguyễn Thống, 2005. «Cấp thoát nước». NXB Xây dựng Hà nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM.
[11] Nguyễn Văn Quốc, 2001. “Chương trình phát triển hệ thống thoát nước
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2001-2005”, Bài trình bày hội thảo
“Quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố HCM 2020”, Phòng quản lý cấp thoát nước, Sở Giao thông Công chánh TP.HCM.
[12] Nguyễn Minh Quang, 1/2012. “Nhận xét về Dự án đê biển Vũng Tàu-Gò
Công”.
[13] Sở Giao thông Công chánh TP.HCM, 2001. “Quy hoạch tổng thể thoát
nước thành phố HCM đến năm 2020”, Báo cáo tóm tắt. Quyết định phê duyệt
735/ QĐ-TTg, ngày 19/6/2001, do Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật (JICA) hỗ trợ soạn thảo năm 2000.
[14] Nguyễn Khắc Cường, 1993, «Giáo trình thuỷ văn công trình», trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.
[15] Trịnh Hoàng Ngạn. “Ứng dụng phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu
lũ ĐBSCL”, 2005, Luận án tiến sỹ Thuỷ lợi (Cơ học chất lỏng), Viện Cơ học
Ứng dụng, Viện KH & CNVN.
[16] Trịnh Hoàng Ngạn, 2010. “Giảm ngập ở Tp. Hồ Chí Minh không mấy khả
thi”, Báo Tuổi trẻ cuối tuần, trang Bạn đọc & TTCT, số 28-2010, ngày
18/7/2010.
[17] Trịnh Hoàng Ngạn, 2012. “Mưa bão và úng, ngập ở Tp. Hồ Chí Minh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển, Kỷ yếu hội thảo: “Những tác động tích cực và những hạn chế của dự án đê biển Vũng Tàu-Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội vùng thành phố Hồ Chí Minh”, tổ chức tại Trung tâm Kinh tế Miền Nam, ngày 05/9/2012.
[18] Trịnh Hoàng Ngạn, 2013. “Đánh giá khả năng hạn chế lũ lụt và úng, ngập
cho TP.HCM và một số khu vực lân cận dưới ảnh hưởng của Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược Phát triển, Trung tâm
Kinh tế Miền Nam, bài trình bày tại Hội thảo lần 2, Đề tài cấp Quốc gia: “Những tác động tích cực và những hạn chế của dự án đê biển Vũng Tàu-Gò Công đến phát triển kinh tế - xã hội vùng thành phố Hồ Chí Minh”, tổ chức tại Trường Đại học Thuỷ lợi, Phân hiệu phía Nam, ngày 30/10/2013.
[19] Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM, 8/2012. “Báo cáo 6 tháng đầu
[20] Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, Bộ môn Cơ học lưu chất, 1994, “Giáo
trình Thủy lực”, Tập I, II.
[21] Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN51-84, 1989, “Thoát nước – Mạng lưới bên
ngoài và công trình”, NXB Xây dựng Hà Nội
[22] Ven Te Chow, David R. Maidment, Larry W. Mays (1994), “Thủy văn
ứng
dụng”, NXB Giáo dục Hà Nội.
[23] Trang web TP.HCM : [24] Trang web báo Thanh niên online: [25] Trang web của TTĐHCN: [26] Trang web báo SGGP:
[27] Trang web của Ban PCLB: