6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
1.4.3. Chế độ thuỷ triều và hiệu ứng ngập nước
Hệ thống kênh rạch của TP. HCM chịu ảnh hưởng lớn của chế độ bán nhật triều, truyền từ biển Đông qua các sông lớn như Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè. Mực nước thay đổi theo từng mùa, từng vị trí, do ảnh hưởng diễn biến triều ở hạ lưu và chế độ xả lũ của các công trình thủy lợi, thủy điện phía thượng lưu. Mực nước triều cường hàng năm trên sông Sài Gòn – Nhà Bè dao động từ +1,15m MSL đến +1,46m MSL. Chênh lệch mực nước cao nhất và thấp nhất thay đổi từ 2,7m đến 3,3m. Do đặc điểm địa hình trũng thấp vùng hạ lưu, nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã bắt đầu ngập triều ở mức triều +1.0m MSL.
Kết quả quan trắc các giá trị mực nước triều cao nhất hàng năm tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn, trong thời kỳ 1960 – 2006 cho các giá trị mực nước
cực đại hàng năm kể từ năm 2000 cho đến nay đều xấp xỉ hoặc cao hơn so với mực nước tương ứng với tần suất 20% (tương đương +1.41m). Có thể kết luận rằng việc gia tăng tình trạng ngập úng trong thời gian gần đây chịu ảnh hưởng nhất định của việc xuất hiện thời kỳ triều cường theo chu kỳ nhiều năm trên sông Sài Gòn. Các Hình 1.8 và 1.9 mô tả mực nước đỉnh và chân triều tại hai trạm thuỷ văn Vũng Tàu (giáp biển) và Phú An (trên sông Sài Gòn). Từ hai hình trên có thể đi đến các nhận xét dưới đây:
Trạm Vũng Tàu: Mực nước đỉnh triều và chân triều và biên độ thuỷ triều không thay đổi trong cả thời đoạn 30 năm từ 1980-2010. Trong khi trạm Phú An: Mực nước đỉnh triều ngày càng tăng trong thời đoạn 30 năm từ 1980-2010: 1,30m (1975); 1,40m (2000), 1,50m (2008); 1,58m (2010); 1,59 m (ngày 16/10/2012). Đặc biệt mực nước đỉnh triều từ 2010 – 2013 tăng đột biến với tần suất xuất mực nước đỉnh triều > 1,5 m dày hơn trước năm 2000 (Theo bản tin cập nhật Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, đỉnh triều tại trạm Phú An được dự báo sẽ còn tiếp tục ở mức rất cao. Cụ thể ngày 18/10/2012 ở mức 1,59 m lúc 5 giờ 50 và 1,58 m lúc 18 giờ 30; ngày 19/10/2012 là 1,55 m lúc 6 giờ và 1,46 m lúc 19 giờ 30).
Lý do có thể giải thích trên hai yếu tố: (i) các hồ thuỷ điện xả nước qua tuốc bin hạ lưu, đồng thời lượng nước thải cũng nhiều hơn; (ii) diện tích ao hồ, bãi triều, bãi sông, kênh, rạch bị san lấp, lấn chiếm cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng và đô thị hoá làm cho diện tích dòng triều giảm đồng thời chiểu rộng sông cũng giảm tuân theo quy luật thuỷ triều nên mực nước sông Sài Gòn ngày càng tăng theo quy luật:
H = A/W Trong đó :
h : là mực nước thượng lưu, A: là diện tích dòng triều; W: chiều rộng sông.
Đối với dòng triều, thì việc mất đi các ô điều tiết ven sông làm cho đỉnh triều cao lên, chân triều thấp xuống, biên độ triều tăng, dẫn tới tốc độ truyền triều tăng, năng lượng dòng triều tăng. Biên độ dao động nước ngấm vào bờ sông tăng lên do chân triều giảm thấp gây mất ổn định bờ sông, dẫn tới mất cân bằng (xói lở).
Để thấy được ảnh hưởng tổng hợp của tác động con người lên chế độ nước vùng hạ lưu, chúng ta so sánh các đường quá trình mức nước đỉnh triều (Hmax năm) và mức nước chân triều (Hmin năm) của 2 trạm Vũng Tàu và Phú An (Hình 1.6 và 1.7). Từ biểu đồ đường mực nước cho thấy Hmax tại Phú An tăng, Hmin giảm liên tục trong các năm gần đây (khác với trị số mực nước trạm Vũng Tàu, do những tác động cục bộ, đê bao, san lấp).
100 110 120 130 140 150 160 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm H ( cm ) Vũng Tàu Phú An
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch chống ngập khu vực TP.HCM, 2008 Hình 1.8 Mực nước đỉnh triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa sông)
-350 -330 -310 -290 -270 -250 -230 -210 -190 -170 -150 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 Năm H ( cm ) Phú An Vũng Tàu
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Quy hoạch chống ngập khu vực TP.HCM, 2008 Hình 1.9 Mực nước chân triều quan trắc tại trạm thuỷ văn Vũng Tàu (cửa
sông) và Phú An (trên sông Sài Gòn) giai đoạn 1980-2007