Gây ngập gián tiếp:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 116 - 118)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

3.4.2.2. Gây ngập gián tiếp:

Vì dòng chảy trong sông và kênh rạch ở Tp. Hồ Chí Minh là dòng chảy hai chiều, gây bất lợi cho tiêu nước và là nguyên nhân của hiện tượng dềnh ứ, ngập úng. Triều gây ngập gián tiếp là vì phần lớn các cửa thoát nước ra kênh ở Tp. Hồ Chí Minh đều nằm dưới mực nước triều cao, khi triều lên nước trong kênh chảy ngược vào cống gây nên sự dồn ứ nước, làm giảm khả năng tiêu thoát nước của đường ống (Hình 3.18). Ảnh hưởng lớn nhất là vùng tiếp giáp giữa vùng cao và vùng thấp, trũng có cao trình từ +1,4m - +2,5m MSL nằm ven theo các sông, kênh, rạch.

Hình 3.18: Sơđồ mô tả dao động mực nước triều ảnh hướng tới hệ thống tiêu

thoát nước.

Một khía cạnh khác có thể do việc sai sót trong thiết kế. Khi mạng lưới hoạt động bình thường không ảnh hưởng triều cường phương trình viết như sau (Hình 3.19):

Hình 3.19: Phân bố lưu lượng trong đường ống

Đối với các đô thị ảnh hưởng triều cường sẽ có lượng nước chảy ngược vào khi triều cường lên, khi đó phương trình sẽ là (Hình 3.20):

Q1 = Q2 + Q3 + Qt

Hình 3.20: Phân bố lưu lượng trong đường ống

Ứng với các bảng tính toán thiết kế thông thường không mô tả được trường hợp triều cường. Nhưng thực tế, người thiết kế lại tính với các bảng tính này mà không quan tâm tới Qt, có lẽ chính điều này đã làm cho các đô thị hiện nay gặp nhiều vấn đề về ngập lụt.

Hiện nay triều cường có xu thế ngày càng tăng cao ? vì sao vậy? phải chăng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng? Thực chất cho thấy mực nước biển ở Vũng Tàu không thay đổi nhiều. Do vậy mực nước triều tăng cao là do các nguyên nhân sau đây:

+ San lắp các vùng trũng từng là những nơi chứa lượng nước triều truyền vào; + Xây dựng các cống ngăn triều , ngăn mặn;

Tất cả điều này đã làm cho năng lượng triều sẽ truyền đi xa hơn và dồn nước trong lòng dẫn làm cho mực nước triều trên sông ngày càng cao và lan truyền vào hệ thống kênh rạch làm cho mực nước trong các kênh dâng cao và gây ra tình trạng ngập úng cho TP.HCM.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)