6. CẤU TRÚC BÁO CÁO
3.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỐNG NGẬP:
[18], [19]
Tính bền vững của dự án đầu tư hạ tầng cơ sở thoát nước phụ thuộc vào các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là nhận định sơ bộ về hiệu quả các dự án chống ngập:
Mặt tích cực đáng ghi nhận là cảnh quan dọc các trục kênh tiêu (như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) được cải thiện rõ rệt làm cho cuộc sống của người dân trong vùng dự án (trực tiếp và gián tiếp) được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên khía cạnh môi trường như chất lượng nước trong các trục kênh tiêu và hệ thống thoát nước chưa được cải thiện, mùi hôi thối lan toả ra các khu dân cư liền kề còn rất nặng. Nhất là kết cấu cửa thu nước trước cửa nhà dân (mặt tiền) vẫn bốc mùi khó chịu khiến nhiều hộ dân bịt kín lại.
Đã xoá được một số điểm ngập lộ thiên trong khu vực nội ô trung tâm TP, nhưng còn nhiều vị trí khác trong các quận nội và ngoại thành vẫn còn bị ngập nước cả trong mùa khô lẫn mùa mưa, nhất là trong các con hẻm vùng trũng.
Do tính chất cấp bách nên khía cạnh kỹ thuật chưa được quan tâm thích đáng về kỹ thuật liên quan tới cấp và tuổi thọ công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho thiết kế, thi công, quản lý, vận hành v.v. Mặt khác cũng vì cấp bách nên các công trình hạ tầng thoát nước có chất lượng và tuổi thọ không cao. Do đó giải pháp kỹ thuật chống ngập hiện nay phù hợp cho giai đoạn trước mắt, ngắn hạn.
Với kinh phí khoảng 1,5 tỷ đô la Mỹ bao gồm 1,0 tỷ đô la Mỹ vốn vay ODA cho 4 dự án trọng điểm và ước tính khoảng 0,5 tỷ USD đầu tư các dự án bằng vốn ngân sách (đối ứng và xây lắp) và các nguồn vốn khác để xoá khoảng 100 điểm ngập là không khả thi về mặt kinh tế đối với một nước vẫn còn nghèo như Việt nam.
Ngoài ra một số hạng mục quan trọng như trạm bơm tiêu công suất lớn và nhà máy xử lý nước thải chưa thi công. Do đó chưa thể nhận định đầy đủ tác động môi trường dự án.