Chế độ lũ thượng nguồn và hiệu ứng ngập nước:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

1.4.4. Chế độ lũ thượng nguồn và hiệu ứng ngập nước:

Hồ Dầu Tiếng nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70 km theo đường thẳng, có dung tích gần 1,6 tỉ m3, đập chính dài 1,1 km, đập phụ dài 27 km .

Trong trận lũ lịch sử lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ năm 1952, lượng nước đo được tại vị trí Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn là 1.400 m3/giây. Những nghiên cứu sau này cho thấy tần suất xảy ra trận lũ như vậy tương ứng 100 năm một lần. Theo quy trình vận hành hồ chứa, trước ngày 1/11 hàng năm hồ Dầu Tiếng không được tích nước quá cao trình 23,1 m, sau ngày 10/11 mới được phép nâng lên 24,4 m, nếu có lũ về thì nâng lên 25,1 m và lưu lượng xả lũ đạt mức cao nhất 2.800 m3/giây (lũ thiết kế). Theo nghiên cứu của Hội Thủy lợi TP.HCM, trải qua 26 năm khai thác hồ Dầu Tiếng, lưu lượng xả lũ bất thường do cửa van hỏng năm 1984 là 830 m3/giây đã gây ngập lụt khá nặng cho vùng hạ du, đặc biệt là khu vực hạ lưu hồ thuộc tỉnh Bình Dương.

Bảng1.14 : Lưu lượng Qxả qua công trình tràn xả lũ

Vị trí

Lũ 2000 (xả thực tế)

m3/s

Lũ (an toàn CT) thiết kê m3/s P = 0,5% P = 1% P = 10% Sau Trị An 2551 17000 9246 4001 S. Bé (PH. Hòa) 1860 7480 4859 2005 Hợp lưu ĐN - SB 4411 24480 14105 6006 Hiện trạng công trình năm 2000 Dầu Tiếng 600 2800 1305 241 Sau Trị An + Sông Bé 12971 4845 Sau 2010 Dầu Tiếng 1130 241 Sau Trị An + Sông Bé 11239 2843 Sau 2020 Dầu Tiếng 1130 241

Nguồn: Viện QHTLMN, Bộ NN&PTNT

Trên Bảng 1.14 cho thấy lưu lượng xả lũ theo tiến độ xây dựng công trình (dự kiến đến 2010 sẽ có: hồ Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Cần Đơn, Phước Hòa. Đến năm 2020 sẽ có thêm các công trình khác nữa theo nhu cầu phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện). Từ số liệu có thể rút ra các nhận xét:

Năm 2000 hồ Dầu Tiếng đã xả 600m3/s, hai hồ còn lại có Qxả 4.411m3/s. Trong điều kiện đó ngập lụt đã xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho TP: làm ngập 22.344 căn nhà, di dời 2.221 hộ, phải cứu trợ 1.466 hộ. Lũ phá hủy: 40,20 km bờ bao; 31 km kênh mương; 254 km đường nông thôn; Mất trắng 1.472 ha lúa; Làm ngập 4.264 ha cây ăn trái; 2.509 ha cây công nghiệp.

Bên cạnh đó khi nhìn về phía Tây TP chúng ta nhận thấy: áp lực của lũ từ ĐBSCL cũng đang ngày càng gia tăng do việc đào nhiều kênh trục lớn nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ đã tạo nên một cân bằng mới có lợi cho việc khai thác nguồn nước, song bất lợi do ngập lụt gia tăng (lũ đến sớm hơn và thời gian ngập

lũ lâu hơn). Nhất là tạo rủi ro ngập nước cho TP.HCM vào mùa mưa khi đỉnh lũ gặp đỉnh triều cường.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giải pháp chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)